"Quái vật vũ trụ" ở trung tâm Dải Ngân hà sắp nuốt chửng một vật thể bí ẩn

Một vật thể bí ẩn có khối lượng gấp 50 lần Trái Đất xuất hiện gần lỗ đen siêu lớn ở trung tâm Dải Ngân hà, nó không ngừng phát triển trong suốt 20 năm qua.

Các nhà nghiên cứu ước tính, vật thể bí ẩn này sẽ biến mất vào cuối năm 2036 khi nó tiếp cận và bị nuốt chửng bởi lỗ đen Sagittarius A* tồn tại ngay trung tâm Dải ngân hà.

Vật thể này được đặt tên là X7, đây có thể là một đám mây bụi và khí hình thành từ vụ va chạm của hai ngôi sao trong vũ trụ.

Các lỗ đen hay còn được gọi là "quái vật vũ trụ" được dự đoán bởi lý thuyết tương đối rộng của nhà khoa học Einstein. Nó được hình thành khi một ngôi sao lớn chết đi, để lại một lõi nhỏ dày đặc vật chất.

Nếu lõi hạt nhân này có khối lượng gấp khoảng 3 lần Mặt trời, lực hấp dẫn lúc này của nó sẽ vượt qua tất cả các lực khác và tạo thành một lỗ đen.


Hình ảnh Đài quan sát Keck chụp vào năm 2021 cho thấy X7 và lỗ đen siêu lớn ở trung tâm Dải Ngân hà. (Ảnh: Ciurlo).

Trên thực tế, khi vật chất hay các vật thể trong vũ trụ đi qua đường chân trời của lỗ đen, tất cả đều sẽ bị hút vào trong kể cả ánh sáng bởi lực hấp dẫn của nó.

Các nhà khoa học không thể quan sát trực tiếp các lỗ đen bằng kính thiên văn mà chỉ có thể suy ra sự hiện diện của nó nhờ tác động như sự biến mất vật chất của các vật thể, hay những chấm sáng rực rỡ trong vũ trụ là minh chứng cho một lỗ đen đang nuốt chửng nó.

Vật thể X lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2004 bởi nhóm Trung tâm Thiên hà (UCLA) và nó được theo dõi cho đến ngày nay.

Nhóm nghiên cứu của Đài quan sát Keck, Hawaii (Mỹ) và UCLA đã phát hiện ra sự phát triển của nó nhờ các hình ảnh cận hồng ngoại được chụp bởi hệ thống kính thiên văn mạnh mẽ.

Cụ thể, vật thể X7 tiến hóa không ngừng và hiện tại nó có chiều dài gấp 3000 lần khoảng cách Trái đất đến Mặt trời.

Anna Ciurlo, trợ lý nhà nghiên cứu tại UCLA cho biết: "X7 bắt đầu có hình dạng của một sao chổi, ban đầu chúng tôi nghĩ nó có thể được hình thành do gió sao hoặc tia hạt từ lỗ đen. Nhưng khi nhóm nghiên cứu theo dõi X7 trong 20 năm qua, chúng tôi đã thấy nó kéo dài không ngừng".

Cho đến nay, nguồn gốc của X7 vẫn là chủ đề tranh luận, các nhà nghiên cứu đề xuất, đây có thể là một đám mây bụi và khí bị đẩy ra từ vụ va chạm của hai ngôi sao.

Lỗ đen sẽ nuốt chửng X7 sau 13 năm nữa

Vật thể X7 có khối lượng khoảng 50 Trái Đất, nhóm nghiên cứu ước tính, vào khoảng năm 2036 quỹ đạo của nó sẽ tiếp cận lỗ đen Sagittarius A* (đang tồn tại ở trung tâm Dải Ngân hà) sau đó bị vật chất của nó sẽ bị nuốt từ con "quái vật" này.


Hình ảnh cho thấy sự phát triển của X7 trong gần 2 thập kỷ. (Ảnh: Keck Observatory).

Trong một tuyên bố vào thứ 2 tuần này, nhà khoa học Anna Ciurlo nhấn mạnh: "Đây là một cơ hội duy nhất để quan sát tác động lực thủy triều của lỗ đen với độ phân giải cao, nó sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quan về vật lý môi trường khắc nghiệt ở trung tâm thiên hà".

Lực thủy triều là lực hấp dẫn kéo dài một vật thể khi tiếp cận lỗ đen; cạnh của vật thể gần lỗ đen nhất được hút mạnh hơn nhiều so với phía xa nhất.

Đồng tác giả Randy Campbell, Đài quan sát Keck giải thích: "Thật thú vị khi thấy những thay đổi đáng kể về hình dạng và động lực học của X7 một cách chi tiết trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, bởi vì lực hấp dẫn của lỗ đen siêu lớn ở trung tâm Dải Ngân hà ảnh hưởng đến vật thể này".

Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục theo dõi những thay đổi ngoạn mục của X7 và họ sẽ chứng kiến vật thể này kết thúc vòng đời của nó dưới sức mạnh của lỗ đen ngay trong Dải Ngân hà chúng ta.

Cập nhật: 02/03/2023 Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video