Quân đội Mỹ có thể đánh bại tên lửa siêu thanh bằng cách nào?

Có một vài lựa chọn, nhưng tất cả chúng đều chưa sẵn sàng về mặt công nghệ.

Các vũ khí tấn công siêu thanh có thể lướt dọc bầu khí quyển Trái đất, sử dụng quỹ đạo và tốc độ lao xuống để tiêu diệt mục tiêu với sức mạnh chưa từng có. Nhưng với bất cứ vũ khí nào, luôn có cách để khắc chế nó.

Hiện nay các nhà sản xuất vũ khí đang nghiên cứu cách bảo vệ hoặc ngăn chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa siêu thanh này, một phần vì chúng có tầm hoạt động cực xa và tốc độ di chuyển cực nhanh ít nhất là tại thời điểm này. Nó gây khó khăn lớn đối với các cảm biến và thiết bị đánh chặn phòng thủ tên lửa.

Hầu hết tên lửa siêu âm đều di chuyển qua các khu vực cao nhất của bầu khí quyển Trái đất hay "ở giữa không gian", nghĩa là chúng quá cao để các radar trên mặt đất và các radar phòng thủ tên lửa có thể bắt được tín hiệu. Ngoài ra nó cũng vượt tầm kiểm soát của hầu hết các tên lửa đánh chặn phòng thủ có thể tiêu diệt được.


Vũ khí tấn công siêu thanh có thể di chuyển với "tốc độ ổn định", khiến một số hệ thống radar khó theo dõi.

Quan chức chuyên về vũ khí siêu thanh của Lầu năm Góc, ông Michael E. White cho biết: "Các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa của chúng tôi được thiết kế hoạt động ở hai bên của khu vực gần không gian đó. Do đó, Lầu Năm Góc đang nhanh chóng thu hẹp những 'lỗ hổng' trong hệ thống phòng thủ".

White giải thích: "Các hệ thống phòng không hoạt động tốt ở độ cao khoảng 21km hoặc hơn và được thiết kế với các radar có tầm nhìn bao quát để tìm tên lửa hành trình ở độ cao thấp và có thể xử lý các mối đe dọa. Hệ thống tên lửa đạn đạo của chúng tôi được thiết kế để đánh chặn giữa đường bay, đánh chặn trong khí quyển của tên lửa đạn đạo và tất cả các yếu tố hệ thống đều được thiết kế cho nhiệm vụ đó".

Vũ khí siêu thanh không chỉ có thể bay ở độ cao từ 24km đến 45km so với mặt đất mà còn cao hơn cả mức 21km như đã đề cập ở trên. Thậm chí theo White cho biết, vũ khí tấn công siêu thanh có thể di chuyển với "tốc độ ổn định", khiến một số hệ thống radar khó theo dõi. Vũ khí siêu thanh chắc chắn sẽ di chuyển nhanh nhưng trong nhiều trường hợp để bắn trúng mục tiêu trong vài phút thì thời gian đánh chặn tốt nhất là trong phần lớn thời gian di chuyển của nó và ở những độ cao "gần khoảng không vũ trụ" nhất.

White nhấn mạnh: "Thách thức với các hệ thống siêu thanh là chúng bay trong một vùng của khí quyển, tốc độ siêu âm cho phép bay liên tục ở các vùng trên của khí quyển. Vì vậy chúng bay ở phạm vi mà một số người gọi là gần vũ trụ. Nếu không có tốc độ siêu âm, bạn sẽ không có đủ lực nâng để bay ở độ cao đó khi mật độ không khí cực thấp. Và do đó, tốc độ siêu thanh thực sự cho phép nó có thể di chuyển liên tục trong suốt hành trình".

Vậy đâu là giải pháp cho tình huống khó khăn về chiến thuật này? Nhiều người đã đặt câu hỏi, tại sao không chế tạo các hệ thống siêu âm phòng thủ có thể đi xuyên qua những khu vực khó tiếp cận này? Các nhà sản xuất vũ khí có thể dùng các thuật toán tiên tiến, AI với tốc độ xử lý cao để hướng dẫn một tên lửa đánh chặn di chuyển với tốc độ siêu thanh và tiêu diệt một quả tên lửa siêu thanh. Có lẽ các cảm biến vệ tinh sẽ có thể hỗ trợ theo dõi vũ khí siêu thanh và lý tưởng nhất là hoạt động như một "nút" tín hiệu hoặc hướng dẫn cho các tên lửa đánh chặn.

Bất kỳ loại tên lửa đánh chặn nào có khả năng tiêu diệt các thiết bị siêu thanh đương nhiên sẽ cần phải di chuyển nhanh hơn và có lẽ phải linh hoạt hơn các loại tên lửa đánh chặn mặt đất được thiết kế để "hạ" tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).

Nhắm mục tiêu vào hành trình di chuyển của tên lửa siêu thanh trong không trung sẽ mang lại cơ hội tốt nhất để đánh chặn và nhu cầu phát triển các công cụ đánh chặn xa hơn, mới hơn và nhanh hơn.

Cập nhật: 19/11/2020 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video