Quốc gia nào tiêu thụ thịt nhiều nhất thế giới?

2/3 người Mỹ tuyên bố họ ngừng hoặc hạn chế ăn thịt, tuy nhiên, đây vẫn là một trong những quốc gia có lượng thịt tiêu thụ cao nhất thế giới.

Hạn chế hoặc cắt giảm thịt hoàn toàn đang là xu hướng phổ biến trên toàn thế giới thời gian gần đây. Điều này là nỗ lực để trở nên khỏe mạnh hơn của con người, giảm tác động lên môi trường và tăng quyền lợi của động vật.

Theo BBC, 1/3 người Anh tuyên bố ngừng ăn thịt hoặc hạn chế nó, trong khi 2/3 người Mỹ cho biết họ đang ăn rất ít thịt.

Những gì chúng ta biết là vấn đề tiêu thụ thịt tăng nhanh trong 50 năm qua. Sản lượng thịt ngày nay cao hơn gần 5 lần so với đầu những năm 1960 - từ 70 triệu tấn đến hơn 330 triệu tấn trong năm 2017. Khi so sánh mức tiêu thụ giữa các quốc gia khác nhau, chúng ta nhận thấy rằng, thông thường, đất nước càng giàu thì càng ăn nhiều thịt. Ở đầu kia của quang phổ, nhiều quốc gia nghèo nhất thế giới ăn rất ít thịt.

Trong năm 2013, Mỹ và Australia đứng đầu danh sách nước tiêu thụ thịt nhiều nhất thế giới, với 100 kg mỗi người, tương đương với khoảng 50 con gà hoặc nửa con bò.


Dù xu hướng cắt giảm thịt phổ biến trong những năm gần đây, lượng thịt tiêu thụ trên thế giới vẫn rất cao. Ảnh: Nih.

Trên thực tế, mức độ tiêu thụ thịt cao có thể nhìn thấy ở các nước phương Tây, với hầu hết quốc gia vùng Tây Âu tiêu thụ từ 80 đến 90 kg thịt mỗi người.

Trong khi đó, các nước thu nhập thấp lại khác. Người Ethiopia trung bình chỉ tiêu thụ 7 kg mỗi người, Rwandans là 8 kg và Nigeria là 9 kg.

Các quốc gia đang phát triển nhanh chóng như Trung Quốc và Brazil đã khẳng định sự tăng trưởng kinh tế đáng kể trong những năm gần đây và gia tăng lượng thịt tiêu thụ. Trong thập niên 1960, một người Trung Quốc tiêu thụ ít hơn 5 kg một năm. Vào cuối những năm 1980, con số này đã tăng lên 20 kg và gần đây đã tăng lên gấp 3 lần là 60 kg mỗi năm.

Điều tương tự cũng xảy ra ở Brazil, lượng thịt tiêu thụ tăng gần gấp đôi kể từ năm 1990.

Một ngoại lệ trong cuộc khảo sát này. Đó là Ấn Độ. Mặc dù thu nhập trung bình tăng gấp 3 lần kể từ năm 1990, lượng tiêu thụ thịt của người Ấn Độ không tăng cao. 2/3 người Ấn Độ không ăn thịt, trung bình mỗi người chỉ ăn dưới 4 kg thịt mỗi năm, là mức thấp nhất trên thế giới. Điều này có thể là một phần do yếu tố văn hóa và tôn giáo ở đất nước này.

Nhiều người ở Châu Âu và Bắc Mỹ cho biết họ đang cố gắng cắt giảm thịt, nhưng thực tế không phải như vậy. Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), mức tiêu thụ thịt tính trên đầu người thực sự tăng lên trong vài năm qua. Mức tiêu thụ thịt của Mỹ năm 2018 đã gần đạt mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Điều đó cũng tương tự ở các nước Châu Âu.

Tiêu thụ thịt ở mức độ vừa phải có thể cải thiện sức khỏe của con người, đặc biệt ở những nước có thu nhập thấp, nơi có chế độ ăn uống thiếu đa dạng. Nhưng ở nhiều nước, tiêu thụ thịt vượt quá lợi ích dinh dưỡng cơ bản.

Nhiều nghiên cứu cho thấy tiêu thụ thịt đỏ và thịt chế biến quá mức làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và một số loại ung thư. Vì vậy, sự thay đổi lớn về mức thịt tiêu thụ và cân bằng giữa các quốc gia là rất cần thiết. Điều đó có nghĩa là không chỉ có sự thay đổi trong các loại thịt chúng ta ăn, mà còn là bao nhiêu.

Cập nhật: 17/02/2019 Theo Zing.vn
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video