Ra mắt công nghệ màn hình không cần nguồn điện

Qualcomm cùng một số các nhà sản xuất khác hiện đang nỗ lực thúc đẩy sự phát triển của một loại công nghệ màn hình hiển thị mới dành cho các loại thiết bị cầm tay và thiết bị di động.

Theo các nhà phát triển, màn hình ứng dụng công nghệ mới này có khả năng hiển thị không cần nguồn cung cấp năng lượng mà chỉ cần có ánh sáng mặt trời hoặc sự chuyển động của thiết bị.

Sự khác biệt ...

Nhờ vậy, một chiếc điện thoại di động được trang bị màn hình ứng dụng công nghệ này có thể liên tục hiển thị mọi nội dung theo yêu cầu của người sử dụng, trong khi không hề tiêu tốn một chút năng lượng nào.

Hầu hết các loại màn hình điện thoại di động ngày nay đều phải tự động tắt mỗi khi không được sử dụng nhằm tiết kiệm năng lượng. Trong khi đó, loại màn hình ứng dụng công nghệ mới được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời hoặc hiển thị nhờ vào sự chuyển động của chất lỏng trong màn hình.

Kỹ thuật chiếu sáng màn hình hiển thị từ phía sau (backlight) là một "sát thủ" của pin năng lượng, Mark Gostick - giám đốc điều hành của Liquavista, một hãng chuyên sản xuất các loại màn hình chất lỏng - nói. Kỹ thuật backlight có thể làm tiêu tốn tới 90% nguồn năng lượng cung cấp màn hình.

"Màn hình hiển thị ngốn nhiều năng lượng của một chiếc điện thoại di động nhất," Paul Jacobs - giám đốc điều hành của Qualcomm - phát biểu trong buổi giới thiệu màn hình iMod mới của hãng.

Màn hình iMod trên thực tế là một chiếc gương phức tạp. Điện thoại di động tạo ra hình ảnh hiển thị. Nhưng hình ảnh này sẽ được hiển thị lên màn hình nhờ vào ánh sáng mặt trời hoặc các nguồn sáng nhân tạo xung quanh. Điện tích được nhúng trong màn hình iMod sẽ bảo đảm hiển thị hình ảnh sáng, rõ với đầy đủ hiệu ứng.

Trong điều kiện ánh sáng yếu, một nguồn sáng tích hợp sẵn sẽ chiếu sáng màn hình. Nhưng dù vậy thì loại màn hình ứng dụng công nghệ mới vẫn tiêu thụ ít năng lượng hơn những loại màn hình hiện nay rất nhiều, Qualcomm khẳng định.

Chiếc màn hình iMod đầu tiên của Qualcomm mới chỉ hiện thị thông tin dưới dạng đen-trắng bóng xám. Hãng cũng đã phát triển thành công màn hình hiển thị màu ứng dụng công nghệ màn hình mới này, Jacos khẳng định.

Trong khi đó, các loại màn hình của Liquavista lại dựa trên một kỹ thuật gọi là "làm ướt điện tích". Mỗi một điểm ảnh điều chứa nước và dầu nhuộm màu. Khi một điện tích được chuyển tới các điểm ảnh, nó sẽ có thêm tính chất hút nước. Nước được hút lên bề mặt màn hình, buộc dầu lộ ra và tô màu cho các điểm ảnh trên màn hình hiển thị. Khi điện tích rút đi, màn hình lại trở thành vật hút nước kéo nước lên bề mặt đẩy dầu đi.

Như vậy, cả hai hãng đều đã hoàn thiện được công nghệ của mình. Điều cốt yếu hiện giờ là làm sao có thể thuyết phục được các nhà sản xuất phần cứng ứng dụng công nghệ của họ.

Hoàng Dũng

Theo VnMedia/CNET
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video