Rắn biển đã tiến hóa để nhìn được dưới nước từ 15 triệu năm trước

Một nghiên cứu mới cho thấy, các loài rắn biển đã tiến hóa từ 15 triệu năm trước để thích ứng với thay đổi trong môi trường nước biển, trong đó có cả tiến hóa về thị lực.

Nghiên cứu do đại học Plymouth ở Anh dẫn đầu và được công bố trên tạp chí sinh học Current Biology đã cung cấp bằng chứng về địa điểm, thời gian và tần suất các loài thích nghi khả năng nhìn màu sắc.

Phát hiện này cho thấy thị lực của rắn đã được biến đổi về mặt di truyền qua hàng triệu thế hệ để chúng có thể thích nghi với môi trường đa dạng và vẫn quan sát được con mồi khi ở sâu dưới nước.


Gene sản xuất sắc tố trong mắt rắn đã thay đổi.

Tầm nhìn của chúng – đặc biệt là các gene sản xuất sắc tố trong mắt đã thay đổi giúp chúng có thể nhìn thấy con mồi và kẻ thù ở sâu dưới nước đến 75 mét.

“Trong thế giới tự nhiên, rõ ràng là các loài phải thích nghi khi môi trường xung quanh chúng thay đổi. Nhưng khi thấy tốc độ biến đổi về thị lực của loài rắn chỉ trong thời gian chưa tới 15 triệu năm thật sự đáng kinh ngạc” – Bruno Simoes, một giảng viên về sinh học động vật tại Đại học Plymouth cho biết.

Simoes cho rằng tốc độ đa dạng hóa của các loài rắn biển so với họ hàng của chúng ở trên đất liền đã làm nổi bật lên những thách thức khắc nghiệt trong môi trường của chúng.

Nghiên cứu này cho thấy thị giác của rắn và các loài động vật có vú đã tiến hóa rất khác nhau trong quá trình chuyển từ đất liền xuống biển. Rắn biển đã giữ lại hoặc mở rộng khả năng nhìn màu so với các họ hàng trên cạn của chúng, trong khi đó các loài động vật chân màng và động vật biển có vú đã trải qua sự suy giảm về khả năng nhìn màu sắc. Sự tương phản này là bằng chứng rõ hơn về sự đa dạng tiến hóa ấn tượng trong thị lực của loài rắn.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học cũng viết rằng mặc dù được thừa kế từ những loài thằn lằn có thị giác cao, khả năng nhìn màu của rắn vẫn bị hạn chế (điển hình là chỉ nhìn được hai tông màu) do lối sống mờ nhạt mà các tổ tiên ban đầu của chúng truyền lại.


Rắn biển oliu (Aipysurus laevis) ngoi lên thở ở biển phía Tây Úc.

Rắn biển oliu (Aipysurus laevis) ngoi lên thở ở biển phía Tây Úc. Rắn biển có thể chạm đến đáy biển ở độ sâu hơn 80 mét, tuy nhiên chúng sẽ phải ngoi lên mặt nước để thở sau vài tiếng.

Cập nhật: 01/06/2020 Theo Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video