Robot: Chiến binh tương lai của quân đội Mỹ

Trên thực tế, quân đội Mỹ đã sử dụng một số robot bán tự động phục vụ trực tiếp tác chiến. Trong số nay có robot được thiết kế y hết như phiên bản Terminator (Kẻ hủy diệt).

Những bước đi tự thân đầu tiên của robot chiến trường PackBot tại Afghanistan mới đây, dù chưa hoàn thiện nhưng đánh dấu một bước tiến lớn trong công nghệ chiến tranh tương lai, ở đó các cỗ máy tự động được vũ trang và trở thành lực lượng tham chiến đồng hành cùng người lính.

Việc chương trình mang tên "Thử thách robot" của Cơ quan phụ trách các dự án quân sự tiên tiến Bộ quốc phòng Mỹ (DARPA) mới được khởi động, cùng với yêu cầu từ Lầu Năm Góc xây dựng đội ngũ robot cứu hộ thảm họa, được xem là nỗ lực tìm kiếm mô hình chiến binh tương lai.

Theo DARPA, chương trình này nhằm đánh giá các khả năng của robot hoạt động trong các tình huống nguy hiểm cho con người được mô phỏng lại, đặc biệt là trong cứu trợ thảm họa.


Hình ảnh về chiến binh tương lai đang dần hiện rõ. (DARPA)

Một trong số đó, robot mang tên Pet-Proto của DARPA, có khả năng di chuyển vượt qua hoặc đi vòng quanh các chướng ngại vật, sử dụng "các khả năng bao gồm tự đưa ra quyết định, cơ động và khéo léo".

Đi đầu trong lĩnh vực này, DARPA đã phân bổ tới 7 triệu USD trong tổng số 2,8 tỷ ngân sách năm 2013 để nghiên cứu phát triển giao diện và thuật toán cho phép người lính có thêm "bạn" chiến đấu là các cỗ máy bán tự động di chuyển bằng hai chân và hoạt động đại diện cho người lính.

Các robot được con người điều khiển hay còn được gọi là "chiến binh tương lai" này có thể "dọn dẹp sạch sẽ" một căn phòng, "hỗ trợ tuần tra, canh gác và dọn dẹp chiến trường". Các tiến bộ trong công nghệ cảm biến tiên tiến và máy tính đang hỗ trợ các cỗ máy "thông minh" hơn có thể được lập trình để bắn giết hoặc phá hủy.

Các robot hiện nay đang phục vụ trong chiến trường, mặc dù mới chỉ là bán tự động nhưng đã bắt đầu xuất hiện trong các giả định chiến tranh tương lai, trong đó, một nhóm robot hoạt động dưới sự điều hành của một người chỉ huy.

Mục đích của công nghệ robot này là tìm kiếm và phát hiện các mục tiêu con người không hợp tác. Và như vậy, kịch bản chiến tranh tương lai sẽ là các robot vũ trang, tự hoạt động, các cảm biến đặt trên xương sọ của chúng có thể "phát hiện hơi thở của con người và sóng radio phát ra từ nhịp đập của tim người".


Ngày càng thông minh hơn

Tháng 11.2012, PackBot - robot chiến trường của quân đội Mỹ được sử dụng nhiều nhất tại Afghanistan tới nay, cuối cùng đã có thể "tự mình bước đi những bước đầu tiên".

PackBot là một trong số hơn 2.000 robot đang tham gia tác chiến tại quốc gia Nam Á bất ổn, có chức năng rà quét bom mìn đã trở nên "thông minh" hơn với hàng loạt cải tiến cho phép nó có thể tự di chuyển và rà phá bom, mìn trong một số tình huống nhất định.

Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng ví dụ như trong tình huống khi mất liên lạc với người điều khiển, PackBot sẽ tự động quay về địa điểm nhận được tín hiệu cuối cùng cũng giúp giảm nguy cơ thương vong cho người lính.

Cho đến nay, hầu hết các ý tưởng về chiến binh robot mới chỉ dừng lại ở mức sử dụng cho các công việc nguy hiểm mà chưa trực tiếp tham gia tác chiến. Một phần nguyên nhân được cho là các nhà hoạch định chính sách và nghiên cứu của Mỹ vẫn còn tranh cãi về cách thức sử dụng cũng như quy tắc liên quan đến robot chiến binh.

Những người ủng hộ các chiến binh này cho rằng chúng không có cảm giác sợ hãi và căng thẳng, nguyên nhân thường xuyên dẫn tới sự hỗn loạn khiến người lính quay súng vào bạn bè hoặc thái độ hung hãn xuất phát từ khát vọng quyền lực hay trả thù.


Những bước đi đầu tiên

Tuy nhiên, những người phản đối thì lo ngại điều gì sẽ xảy ra nếu một thế lực nào đó phát triển các robot chiến binh không tuân thủ luật chiến tranh. Hiện giới hoạch định chính sách Mỹ và các chuyên gia kiểm soát vũ khí, đã bắt đầu thảo luận về các tác động luật pháp và bản chất của công nghệ thần kinh và rô bốt trong xung đột vũ trang.
Trên thực tế, quân đội Mỹ đã sử dụng một số robot bán tự động phục vụ trực tiếp tác chiến. Một trong số chúng là robot cứu hỏa Shipboard Autonomous Firefighting Robot (SAFFIR) với chức năng cứu hỏa trên tàu chiến.

SAFFIR được thiết kế y hết như phiên bản Terminator (Kẻ hủy diệt) nhưng không có lớp da bao phủ bên ngoài, trang bị cảm biến nhiệt, gas, camera thường và camera hồng ngoại có thể nhìn xuyên màn khói với khung titan giúp di chuyển linh hoạt.

Robot cứu thương Bear (Battlefield Extraction-Assist Robot) do Vecna Technologies sản xuất dưới sự bảo trợ của Lục quân Mỹ, có thể vận chuyển các binh sỹ từ khu vực chiến trường ra vùng an toàn, đang được nghiên cứu nâng cấp với các nhiệm vụ phức tạp hơn như vận chuyển trang thiết bị.


"Chiến binh" robot chó.

Những hình ảnh đầu tiên về "chiến binh" robot chó được DARPA công bố cho thấy chúng có khả năng chuyên chở trang thiết bị và đi theo người lính bằng cách dùng "mắt" với các cảm biến có thể phân biệt cây cối, đá hay con người.

Không những vậy, các chiến binh LS3 AlphaDog của Boston Dynamics sản xuất này có thể thực hiện các mệnh lệnh phát ra từ miệng hoặc cử chỉ của người chỉ huy.

LS3 AlphaDog, hoạt động linh hoạt và ít ồn ào hơn tiền nhiệm của nó - BigDog - sẽ được tham gia thực tế diễn tập vào năm tới.

Theo Dân Việt
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video