Curiosity là robot đầu tiên có khả năng khoan sâu vào đá của sao Hỏa. Lần này, Curiosity sử dụng hệ thống khoan và đập của mình để khoan, đập vào đá, lấy mẫu vật và đưa về phòng nghiên cứu trực tiếp của Curiosity, từ đó tìm hiểu xem liệu sao Hỏa đã từng có môi trường sống phù hợp cho vi khuẩn hay không?
>>> Tàu Curiosity chuẩn bị khoan mũi đầu tiên trên sao Hỏa
Việc phân tích cấu trúc đóng vai trò quan trọng bởi mẫu đá có thể cho ta biết thêm về đặc điểm địa hóa học khi chúng được hình thành.
Mẫu đá sâu bên trong cho ta một cái nhìn khác hơn so với mẫu đá trên bề mặt - nơi chịu nhiều tác động của môi trường hay sự phá hủy của các tia bức xạ.
Curiosity hạ cánh xuống sao Hỏa ngày 6/7/2012. Từ đó tới nay, nó nghiên cứu tại khu vực mà các bức ảnh vệ tinh xác định là nơi giao nhau của 3 địa tầng khác nhau. Với những bằng chứng thu thập được, các nhà khoa học cho biết có thể trên sao Hỏa từng tồn tại một dòng nước chảy rất nhanh.
Bề mặt đá trước và sau khi Curiosity khoan.
Cánh tay của robot cùng dụng cụ để khoan trên dãy đá John
Klein (đặt theo tên của một kỹ sư tham gia vào chế tạo Curiosity).