Robot đầu tiên trên thế giới được cấp quyền công dân

Robot Sophia được trao quyền công dân có quyền lợi gì?

Robot đời mới có ngoại hình giống hệt người thật và sử dụng trí tuệ nhân tạo để giúp ích con người.

Ả Rập Saudi vừa trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp quyền công dân cho robot. Cỗ máy “may mắn” được cấp quyền công dân có tên Sophia và diện mạo khá giống diễn viên Audrey Hepburn nổi tiếng.


Robot Sophia tại buổi cấp quyền công dân.

Thông tin về việc cấp quyền công dân cho Sophia được đưa ra tại hội nghị Sáng kiến Đầu tư Tương lai tại thủ đô Riyadh, Ả Rập Saudi hôm 25/10.

“Tôi rất tự hào và vinh dự vì được trở thành công dân chính thức”, robot Sophia nói khi được người dẫn chương trình đặt câu hỏi. “Đây sẽ là dấu mốc lịch sử với tôi vì chưa từng có robot nào được cấp quyền công dân trên thế giới”.

Robot Sophia được David Hanson tại Hong Kong sáng chế. Hanson là người rất nổi tiếng vì có thể chế tạo những con robot như người thật. Sophia là robot có biểu cảm khá đa dạng trên khuôn mặt, từ buồn vui đến hờn giận. “Tôi muốn sống và làm việc với con người nên tôi cần thể hiện cảm xúc và xây dựng lòng tin với họ”, Sophia nói. Robot đã được lập trình sẵn và có thể trả lời một số câu hỏi mẫu.

Sophia nói rằng vì sở hữu trí tuệ nhân tạo nên cô sẽ giúp cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn. Khi được một khán giả hỏi liệu robot sẽ thay thế con người trong tương lai, Sophia trả lời hóm hỉnh: “Anh đọc quá nhiều bài của tỉ phú Elon Musk và xem phim Hollywood rồi đó”.

Robot Sophia có quyền lợi gì khi được trao quyền công dân?

Có vẻ như Sophia đã có những đặc quyền mà hàng triệu lao động nhập cư và phụ nữ của quốc gia này không có.

Sophia không quấn hijab (khăn trùm đầu), đeo mạng che mặt hay mặc bất kỳ trang phục truyền thống nào của người Hồi giáo khi xuất hiện trên sân khấu một mình trước mặt công chúng.

Quan trọng là “cô” còn nhận được quyền tự quyết, quyền lợi mà hầu như không một người phụ nữ tại Ả Rập được có. Ở đất nước này, phụ nữ đều có người giám hộ hợp pháp là nam giới, thường là cha, anh trai, hoặc chồng. Nếu không được người giám hộ chấp thuận, người phụ nữ sẽ không được khám bệnh, cầu cứu khi cần, không mở không mở được tài khoản ngân hàng...

Trong khi đó, Sophia không cần phải có ai giám hộ cho mình. Thậm chí, “cô” còn được cấp cả thẻ căn cước công dân, có thể xin hộ chiếu, điều mà rất nhiều phụ nữ Ả Rập bị cấm.


Sophia không cần phải có ai giám hộ cho mình.

Về nguyên tắc, Sophia sẽ có quyền lợi đi kèm trách nhiệm của một con người thực thụ khi được trao quyền công dân. Nếu như vậy, cô đã trở thành một “phụ nữ” Ả Rập và sẽ phải chịu những quy định hà khắc như: cần người giám hộ, không được trò chuyện với người khác giới, không được xin việc nếu không cho phép, không được mở tài khoản,...

Nhưng Sophia lại không bị áp dụng bất kỳ đạo luật nào, có thể làm bất kỳ điều gì cô muốn: có thể tự do trò chuyện với bất kỳ ai, có thể xin hộ chiếu...

Điều này khiến nhiều người đặt dấu chấm hỏi, Sophia có phải là một con người đúng nghĩa. Đồng thời họ cũng lo lắng về việc phân biệt đối xử giữa người và robot, trong khi quyền công dân của cả hai là bình đẳng như nhau.

Cập nhật: 30/10/2017 Theo Dân Việt/QTM
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video