Robot mô phỏng hình dáng loài cá ngừ

Với hàng triệu năm tiến hóa, các loài động vật trong tự nhiên thực sự đã phát triển các cơ chế sinh tồn đạt đến mức hoàn hảo để đối phó với các vấn đề trong thiên nhiên. So với thế giới tự nhiên, nền văn minh loài người mới chỉ thực sự phát triển trong một thời gian ngắn, do đó, mặc dù luôn tự hào rằng con người là những kẻ sở hữu sức mạnh có thể chinh phục thiên nhiên, chúng ta thực chất chỉ là những kẻ ăn cắp ý tưởng của bà mẹ thiên nhiên vĩ đại.

Chúng ta có thể kể tên rất nhiều phát minh của loài người mà ý tưởng ban đầu hoặc thiết kế của các phát minh này dựa vào những gì có sẵn trong tự nhiên. Chúng ta chắc chắn không thể không nhắc đến máy bay - một phát minh dựa theo loài chim - hoặc mới đây hơn như những con robot mô phỏng hình dáng của các loài vật trong tự nhiên như Robot-Bat hoặc Robot-Fish, những con bướm nhân tạo của Nhật Bản hoặc những con ruồi máy do thám. Thiên nhiên không chỉ là nguồn cảm hứng cho những tác phẩm nghệ thuật mà chúng ta còn có thể thấy bóng dáng của thiên nhiên trong ngành khoa học.


Robot mô phỏng loài dơi.

Mới đây nhất, tại Ban Khoa học và Công nghệ trực thuộc trường Đại học An ninh Quốc gia Mỹ (U.S Department of Homeland Security - DHS) các nhà nghiên cứu đã hoàn thành việc chế tạo một robot do thám dưới nước mô phỏng hình dáng của loài cá ngừ mang tên BIOSwimmer.

Đối với các loài vật có khả năng huấn luyện được hoặc những loài vật có những bản năng quen thuộc để con người sử dụng như chó hay ong thì việc chế tạo các loại robot mô phỏng chúng chỉ mang tính nghiên cứu, giải trí hay thương mại, những sản phẩm này không có tính thực tế. Bạn sẽ làm gì với một con chó robot? Sẽ lại đưa chúng đi dạo hay bầu bạn với chúng? Những hành động ấy hoàn toàn có thể làm được với một con chó thật. Tuy nhiên, bạn sẽ chẳng thể huấn luyện nổi một con cá ngừ để chúng chịu đeo camera và hoạt động theo ý muốn của bạn. BIOSwimmer là một robot cơ khí, có thể điều khiển theo ý muốn người sử dụng, nó được chế tạo bắt chước theo gần như hoàn chỉnh hình dạng của loài cá ngừ.

Con robot này ngoài giống một chú cá ngừ, mặc dù được thiết kế, chế tạo trong xưởng máy nhưng loại robot này vẫn có thể chuyển động vô cùng linh hoạt giống như những con cá thật. Những phần vỏ, vây của BIOSwimmer giúp chúng có được khả năng chuyển động hoàn hảo dưới mặt nước. BIOSwimmer mang trên mình một bộ xử lý nhỏ quản lý việc định vị, liên lạc, cũng như các máy cảm ứng gắn trên nó. Những bộ cảm ứng giúp cho con robot này cảm nhận được không gian xung quanh và có thể hoạt động tự động trong những tình huống đặc biệt.

Trước khi BIOSwimmer ra đời, đã tồn tại rất nhiều loại tàu do thám không người lái dưới mặt nước. Tuy nhiên, các loại tàu do thám khác đều có kích cỡ quá khổ, không thích hợp trong việc hoạt động tại những khu vực nhỏ hẹp như dài đá ngầm, các vùng nước nông…Trong những trường hợp này, BIOSwimmer là sản phẩm hoàn hảo để những chuyên gia lựa chọn. BIOSwimmer được chế tạo nhằm mục đích nghiên cứu cuộc sống tự nhiên dưới mặt nước thay cho thợ lặn hoặc những máy camera nặng nề và vướng víu trước đây. Tuy nhiên, cũng không loại trừ việc giới quân sự có thể sử dụng loại robot này để thám sát những mục tiêu gần mặt nước hoặc sử dụng như những camera di động dưới mặt nước tại các vùng biên giới.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học An ninh Quốc gia Mỹ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện con robot này. Những giai đoạn cuối trước khi hoàn thành BIOSwimmer sẽ được thực hiện với sự giúp đỡ của các nhà nghiên cứu đến từ Nhóm phát triển hệ thống trực thuộc Đại học Kỹ thuật Boston tại Waltham, Massachusetts.

Theo Genk, Gizmag
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video