Robot Philae "thức giấc" sau 7 tháng "ngủ đông"

Robot thăm dò Philae trên sao chổi đã "thức giấc" và gửi dữ liệu về Trái đất vào ngày 14.6 sau 7 tháng rơi vào trạng thái "ngủ đông", theo thông tin được đăng tải trên trang web của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA).

Robot Philae hoạt động trở lại sau 7 tháng "ngủ đông"

Các tín hiệu truyền về từ robot Philae được ghi nhận tại Trung tâm hoạt động vũ trụ châu Âu đặt ở thành phố Darmstadt (Đức) vào lúc 3 giờ 28 phút sáng (giờ Việt Nam) ngày 14.6. Hơn 300 gói dữ liệu đã được đội ngũ chuyên gia tại Trung tâm kiểm soát mặt đất ở Trung tâm hàng không vũ trụ Đức (DLR) phân tích.


Hình ảnh robot Philae sau khi đáp xuống sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko hồi tháng 11.2014 - (Ảnh: Reuters)

Theo thông tin trên trang web của ESA, robot Philae đã có 85 giây truyền thông tin cho đội ngũ mặt đất thông qua tàu vũ trụ Rosetta. Đây là lần đầu tiên robot Philae “liên lạc” với Trái đất kể từ khi rơi vào trạng thái “ngủ đông” hồi tháng 11.2014.

Kết quả phân tích trạng thái dữ liệu cho thấy robot Philae có lẽ đã “thức giấc” sớm hơn, vì có rất nhiều dữ liệu trước đó mà robot này không thể chuyển về mặt đất sớm hơn.

Các nhà khoa học vẫn đang chờ lần “liên lạc” tiếp theo của robot Philae. Thông tin cho thấy vẫn còn hơn 8.000 gói giữ liệu trong bộ nhớ của robot Philae.

Tiến sĩ Stephan Ulamec, quản lý dự án Philae của DLR, cho biết tình trạng của robot Philae đang rất tốt, robot này đang hoạt động ở nhiệt độ -35 độ C. Theo ông Stephan Ulamec, robot Philae sẵn sàng để hoạt động.

Philae là robot thăm dò trên tàu vũ trụ Rosetta. Sau hành trình 10 năm, ngày 12.11.2014, robot Philae tách khỏi tàu Rosetta và đáp xuống sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko, ở cách Trái đất 500 triệu km. Sau khi đáp xuống sao chổi 67P, robot Philae đã gửi về Trái đất những dữ liệu có giá trị. Tuy nhiên, do cạn kiệt năng lượng nên robot này đã rơi vào trạng thái “ngủ đông” vào ngày 15.11.2014.

Việc robot thăm dò Philae đáp xuống sao chổi 67P được coi là một sự kiện quan trọng trong lĩnh vực hàng không vũ trụ và là bước đột phá khoa học lớn nhất của năm 2014. Các nhà khoa học hy vọng những dữ liệu thu nhận được sẽ giúp con người khám phá nhiều hơn về hệ mặt trời và vũ trụ.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video