Robot Samurai được coi là một phần của "trật tự thế giới mới"

Samurai một thời là biểu tượng cháy bỏng của những thanh niên Nhật Bản. Để tái hiện thời kỳ này, các nhà khoa học Nhật Bản đã có ý tưởng sản xuất Robot Samurai và dịp năm mới này, phiên bản Robot Sammurai đã được ra đời. Tuy chưa được hoàn hảo cho lắm nhưng phiên bản này được hy vọng có thể là một món quà ý nghĩa cho năm mới. Trong tương lai, nó sẽ được hoàn thiện với những tính năng hoàn hảo hơn.

Hãng TMSUK (đọc là Tae-muu-zack) đã tiết lộ phiên bản robot Samurai mới nhất của mình, được coi là một phần của "trật tự Thế giới mới". Tuy vậy, hãng này cho hay họ không có ý định bán sản phẩm này và Robot này có tên "Kyomori" tượng trưng cho vị tướng Taira no Kiyomori thế kỷ 12 của Nhật Bản.

Hãng này tin rằng, Robot này là biểu tượng mới trong ngành công nghiệp của nước này cũng giống như ngành ô tô trước đó một thời đã từng đi đầu Thế giới.

Để làm ra sản phẩm này, TMSUK đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ rất nhiều người, đặc biệt từ sử sách ghi chép lại các vị thần, vị tướng của Nhật Bản trong ngồi đền Shinto. Và vị tướng Kyomori là sự lựa chọn số 1, vị tướng là vị thần bảo vệ cho ngôi đền đánh dấu thời kỳ hoàng kim của thế hệ Samurai.

Ngôi đền này được biết đến là một trong những ngôi đền lâu đời nhất ở Nhật Bản và là nơi các thánh thần cư ngụ giúp bảo vệ người dân Nhật Bản khỏi các vụ tai nạn giao thông và sự thất bại cơ cấu.

Chủ tịch TMSUK, ông Yoichi Takahashi cho biết: "Chúng tôi có ý tưởng về robot này là vì chúng tôi muốn robot sẽ giúp mọi người nguyện cầu, bảo vệ ngôi đền nhằm mang đến sự yên lành cho người dân Nhật Bản".

Tuy nhiên, nếu TMSUK thay đổi ý định và quyết định bán thì ước tính Robot này trị giá lên tới 8,4 triệu USD. Rôbốt này hiện đang là biểu tượng về sự phát triển công nghệ của Tập đoàn này, nhưng TMSUK cho biết, họ hy vọng sẽ nâng cấp và sẽ cho ra một phiên bản mới trong tương lai là một robot an ninh hay robot có khả năng chăm sóc và bảo vệ người già và người tàn tật.

Trong khi đó, Tập đoàn Honda cho biết, họ đã đi trước trong cuộc cạnh tranh sản xuất Rôbốt với các hãng sản xuất bằng việc cho ra mắt phiên bản mới Robot Asimo. Ý tưởng về cải tiến Asimo đã thôi thúc các nhà khoa học của Honda từ rất lâu và đến nay có thể nói họ đã thành công.

Asimo cao 1,3 m giờ đây có thể chạy với tốc độ 6 km/h, nhanh hai lần so với phiên bản trước, phục vụ cafe cho khách và đi bộ cầm tay với con người.

Nặng 54 kg, Asimo phiên bản mới có 34 chức năng vận động toàn thân, hơn 14 chức năng so với phiên bản trước và giờ đây, Asimo mới được trang bị với tầm nhìn tốt hơn, có khả năng tiếp thu sóng siêu âm, cảm giác vận động cở thể và những chức năng cảm ứng khác.

Hãng Honda cho hay Robot này sẽ ra mắt cho khách tham quan tại một trong những văn phòng của hãng ở Tokyo trong năm sau.

Masato Hirose, Kỹ sư trưởng dự án chế tạo Asimo của Honda cho biết: "Chúng ta, con người có khả năng để suy nghĩ. Chúng tôi cũng muốn sản xuất ra rôbốt có khả năng suy nghĩ để robot có thể hiểu cách suy nghĩ của con người".

Ông Hirose tin rằng trong 10 năm nữa, Những con Robot sẽ có thể hoạt động tự nhiên như việc đi vào bếp và mở tủ lạnh và mang cho bạn chai bia lạnh trong khi bạn xem bóng đá. Mặc dù không tiết lộ vế số tiền cho dự án phát triển Robot này, nhưng hãng Honda cho biết, Người máy Asimo này sẽ được cho thuê với giá khoảng 20 triệu Yên tương đương 167000 USD.

Có thể nói, ý tưởng về phát triển Robot đã được các nhà khoa học Nhật Bản không ngừng cải tiến. Cho đến nay, với những phiên bản người máy mới này, chúng ta hi vọng, trong tương lai con người sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ những ý tưởng này.

Theo VTV
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video