Robot xếp hình có thể ăn được giúp chữa đau bụng

Một khi nhiệm vụ của nó đã được hoàn thành, các robot sẽ hoàn toàn bị tiêu biến dễ dàng trong cơ thể.

Một loại robot siêu nhỏ vừa được phát triển bởi các nhà nghiên cứu có khả năng lấy những vật thể lạ ra khỏi dạ dày của con người. Bạn chỉ cần đóng băng con robot vào trong một viên nước đá. Nuốt viên đá này vào bụng và để cho nó thực hiện mọi hoạt động còn lại.

Robot này được chế tạo dựa trên một loại thành phần tương tự như ruột lợn. Nó là thế hệ tiên tiến nhất của dòng robot có khả năng tự thay đổi hình dạng bằng cách gấp lại theo các nếp tương tự như nghệ thuật gấp giấy origami của Nhật Bản. Dòng robot này được tạo ra bởi các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts và được điều khiển bằng từ trường.

"Sau khi nuốt con robot này, bạn chỉ cần dùng một chiếc điều khiển để kiểm soát hoạt động và nơi mà nó sẽ đi đến trong cơ thể", theo lời của Daniela Rus, một giáo sư khoa kỹ thuật điện và khoa học máy tính của Viện công nghệ Massachuset cho biết. "Khi đến đúng vị trí, chúng sẽ tự động mọc ra các công cụ giúp thao tác và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh".


Hình ảnh cận cảnh của robot có thể ăn được. (Nguồn ảnh: newsweek).

Các robot này hiện nay đang được thử nghiệm trên một dạ dày nhân tạo làm bằng silicon. Các nhà khoa học hy vọng rằng những loại công nghệ có thể ăn được sẽ được sử dụng rộng rãi ở người và động vật trong một tương lai không xa. Chúng sẽ giúp loại bỏ những vật vô tình bị nuốt phải như các nút bấm, pin... Robot cũng có thể được sử dụng để mang thuốc đến vết thương trong hệ tiêu hóa, tiêu diệt giun sán và khâu vá những vết loét hoặc rách trong bao tử.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau để chế tạo robot có thể ăn được, bao gồm cả các loại giấy tự tiêu như giấy làm từ gạo và đường. Sau đó họ quyết định sử dụng một loại ruột heo khô tương tự như vỏ xúc xích.

"Đây là những thế hệ robot đầu tiên hoàn thành một chu kỳ cuộc sống đầy đủ, từ khi sinh ra cho đến khi chết đi", Shuhei Miyashita, tác giả của công trình nghiên cứu cho biết. "Hiện nay, các robot được điều khiển từ xa. Chúng tôi muốn phát triển robot này hơn nữa và làm cho nó thông minh hơn, đến mức có thể tự đưa ra quyết định".

Robot được gấp thành nhiều lớp và làm từ nhiều vật liệu khác nhau, bao gồm thành phần ruột heo và một cục nam châm siêu nhỏ. Chúng được bao bọc bởi một viên nang có kích thước 10x27mm. Khi viên nang này tiếp xúc với các dịch ở dạ dày thì sẽ tự động mở ra, để lộ phần robot bên trong. Các bác sĩ điều khiển robot dựa vào từ trường.

Robot này có cách di chuyển khá lạ. Chúng di chuyển dựa theo sự co bóp của dạ dày và có thể quay trượt dễ dàng. Tuy nhiên, khả năng này còn phụ thuộc phần lớn vào sự ma sát giữa robot và niêm mạc dạ dày.

Các nhà nghiên cứu đang hy vọng về khả năng robot loại bỏ pin trọng dạ dày của người lỡ nuốt phải. Bởi lẽ, pin chứa rất nhiều các hóa chất độc hại. Nếu pin bị axit trong dạ dày ăn mòn và giải phóng ra các hóa chất, cơ thể người sẽ bị nhiễm độc và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Cập nhật: 25/07/2016 Theo khampha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video