Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người

Không chỉ là loài xâm lấn đứng top 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất trên thế giới, sán ốc sên còn gây ra những bệnh truyền nhiễm ghê rợn.

Sán dẹp hay còn gọi là sán ốc sên, sán sên hay giun dẹp New Guinea có tên khoa học là Platydemus manokwari, là một loài sán trong họ Geoplanidae.


Sán dẹp hay còn gọi là sán ốc sên, sán sên.

Là một loài xâm lấn đáng sợ, sán ốc sên tạo thành mối đe dọa với các loài ốc sên bản địa. Chúng nguy hiểm tới mức, các chuyên gia thuộc Hiệp hội bảo tồn tự nhiên quốc tế (IUCN) liệt chúng vào danh sách 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất trên thế giới.

Sán sên sở hữu cơ thể chỉ dày vài milimét nhưng có khả năng phát triển tới chiều dài 65 milimét. Loài sán sên này có nguồn gốc tự nhiên ở New Guinea, nhưng đang di cư khắp toàn cầu nhờ "quá giang" trên các cây trồng ngoại lai hoặc trong đất.

Đây là loài động vật nguy hiểm đã xâm lấn mạnh mẽ hệ sinh thái tại Anh khiến ốc sên vườn có thể bị xóa sổ, đe dọa hệ sinh thái. Những con sán sên này còn có khả năng tiêu thụ chuột và khi ăn những con chuột chết đó, chúng mang luôn trong mình căn bệnh nhiễm trùng phổi và lan truyền nó.


Chất nôn của loài thân mềm này tiết ra một độc tố có thể dễ dàng ăn mòn da người.

Kinh dị hơn, loài sán sên này thậm chí có thể gây ra thiệt hại cho con người chỉ bằng cách nôn mửa. Chất nôn của loài thân mềm này tiết ra một độc tố có thể dễ dàng ăn mòn da người.

Lời khuyên dành cho bạn là, khi nhìn thấy loài thân mềm này, hãy tránh xa để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Cập nhật: 31/07/2024 Theo khampha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video