Rồng Komodo, quái vật thời tiền sử sắp tuyệt chủng

Loài thằn lằn lớn nhất thế giới có họ gần với khủng long đang đối diện nguy cơ tuyệt chủng vì mất cân bằng giới tính và điều kiện sống thu hẹp.

>>> Video: Liều mạng nhử ác rồng Komodo chạy đua


Rồng Komodo sống trên một vài hòn đảo của Indonesia. Chiều dài cá thể trưởng thành có thể đạt từ 2 đến 3 mét. Chúng là loài thằn lằn lớn nhất đang tồn tại trên trái đất và thuộc họ Kỳ đà. (Ảnh: Wikipedia)


Komodo, một đảo của Indonesia, là nơi số lượng rồng Komodo đạt mức lớn nhất. Với diện tích 1.800km2, đảo là một phần của vườn quốc gia Komodo. Chỉ khoảng 2.000 người sinh sống trên đảo. Người ta gọi loài thằn lằn khổng lồ theo tên hòn đảo. (Ảnh: Wikipedia)


Các nhà khoa học cho biết, rồng Komodo có họ gần với khủng long, nhóm động vật đã tuyệt chủng từ hàng chục triệu năm trước. Người ta phát hiện hóa thạch của một loài khá giống rồng Komodo ở Australia nhưng chúng lớn gấp 3 đến 4 lần so với những con thằn lằn khổng lồ đang tồn tại ở Indonesia. (Ảnh: Wikipedia)


Rồng Komodo là loài động vật ăn thịt. Chúng ăn côn trùng và cả những động vật lớn như dê, lợn và trâu rừng. Khi đói, chúng ăn thịt cả đồng loại. Mối đe dọa lớn nhất của rồng Komodo chính là những cá thể cùng loài có kích thước lớn hơn. (Ảnh: Burrad-Lucas.com)


Chúng là loài động vật vô cùng hung dữ, táo tợn và háu ăn. Trong nhiều trường hợp rồng Komodo tấn công các làng để sát hại gia súc. Thậm chí chúng cũng sẵn sàng tấn công và ăn thịt con người nếu có cơ hội. (Ảnh: National Geographic)


Bộ hàm cực khỏe, răng sắc cùng nước bọt nhiễm khuẩn là những vũ khí lợi hại của rồng Komodo. Khứu giác nhạy bén giúp chúng bám theo con mồi từ khoảng cách xa. Nhiều ngày sau khi con mồi chết, rồng Komodo sẽ tới xác con vật đang phân hủy và ăn. (Ảnh: National Geographic)


Dãi của rồng Komodo thường xuyên chảy. Nước bọt của chúng là thuốc độc vì chứa rất nhiều vi khuẩn nguy hiểm. Vết cắn sẽ gây ra hiện tượng nhiễm trùng, có khả năng đoạt mạng một con trâu mộng trong vài ngày. Ngoài ra, nước bọt của chúng còn chứa chất chống đông máu, khiến con mồi chảy máu liên tục và nhanh chóng kiệt sức. (Ảnh: Wikipedia)


Tuy nhiên, rồng Komodo có khả năng tự miễn dịch với vết cắn của đồng loại. Hệ miễn dịch ưu việt giúp chúng dễ dàng kháng khuẩn và chữa lành vết thương. Đây là điều kiện tối quan trọng để những con rồng Komodo không bỏ mạng sau những cuộc chiến giành lãnh thổ hoặc bạn tình. (Ảnh: Flick)


Giống như các loài bò sát khác, rồng Komodo đẻ trứng. Nhờ bản năng sát thủ di truyền, rồng Komodo con tự kiếm ăn và sinh tồn ngay sau khi rời tổ. Chúng có thể chạy với vận tốc 20km/h, lặn sâu 4,5m dưới biển và leo trèo linh hoạt trên cây hoặc đồi, núi. (Ảnh: Wikipedia)


Quá trình chọn lọc tự nhiên giúp rồng Komodo có thể sống ở những môi trường vô cùng khắc nghiệt ở những đảo núi lửa khô cằn. Hiện tại, 3.500 cá thể rồng Komodo đang sống ở Indonesa nhưng chỉ 350 con là rồng cái. Mất cân bằng giới tính cùng sự mở rộng nơi sinh sống của con người đẩy loài sinh vật này tới sát nguy cơ tuyệt chủng. (Ảnh Wikipedia)

Theo Zing
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video