Rùa hô hấp bằng mông

Đó là loài rùa sinh sống ở sông Fitzroy có xuất xứ từ Úc.

>>> Kỳ lạ loài rùa thải nước tiểu qua miệng


Loài rùa sông Fitzroy hô hấp qua xoang tiết thực ở mông.

Quan sát của các nhà khoa học cho thấy, ở mông của giống rùa này có hai cái nang lớn rất trơn, nang trơn có thể giúp cho xoang tiết thực (ruột, niệu quản, tuyến sinh dục của một số loài cá, chim, lưỡng thê, bò sát đều ở trong một xoang) lấy oxi trong nước để kéo dài thời gian chúng lặn ở dưới nước.

Trên thực tế đa số giống rùa snapping turtle (rùa nước ngọt lớn nhất ở Bắc Mỹ) cũng đều có thể lấy không khí trong nước thông qua xoang tiết thực. Năm 2002, Toni E. Pries và Craig E. Franklin đã nghiên cứu rùa sông Fitzroy cho thấy, khả năng hô hấp qua xoang tiết thực của chúng có thể đạt đến mức độ mà không loài rùa nào đuổi kịp. Lượng không khí mà loài rùa snapping turtle thông thường hô hấp thông qua xoang tiết thực chỉ chiếm 4% tổng lượng không khí nó nạp vào, trong khi đó, ở rùa sông Fitzroy con số này là 41%, điều đó chứng tỏ gần một nửa lượng không khí được chúng hô hấp qua xoang tiết thực ở mông.

Theo Báo Đất Việt
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video