Rừng cây "nhảy múa" độc đáo ở Indonesia có thực sự chuyển động?

Loài cây "nhảy múa" có tên gọi này là vì chúng dường như lắc lư theo ánh mặt trời, khi hoàng hôn buông xuống.

Đảo Sumba xa xôi của Indonesia nổi tiếng với làn nước êm đềm, bãi biển Walakiri đầy cát trắng, cùng nhiều điều tuyệt vời.


Rừng cây ngập mặn có hình dáng độc đáo trải dọc bãi biển.

Nhưng đó không phải là lý do chính khiến mọi người đổ xô đến "thiên đường nhiệt đới" nhỏ bé này.

Điều thu hút mọi người đến với đảo Sumba là rừng cây ngập mặn có hình dáng độc đáo trải dọc bãi biển, được mệnh danh là "cây nhảy múa". 

Theo người dân bản địa, sở dĩ có tên gọi này là vì chúng dường như lắc lư theo ánh mặt trời, khi hoàng hôn buông xuống.


Dường như cụm từ "nhảy múa" chỉ là cách ám chỉ những thân, cành cây uốn lượn nhẹ nhàng.

Rất nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và các nhà thực vật học từ khắp nơi trên thế giới đã đến bãi biển Walakiri của đảo Sumba để hy vọng chụp được một bức ảnh hoàn hảo về rừng cây ngập mặn độc đáo này.

Họ cũng mong chờ sẽ ghi lại được một khoảnh khắc những cây này thực sự chuyển động, đúng như tên gọi của nó.

Tuy nhiên, dường như cụm từ "nhảy múa" chỉ là cách ám chỉ những thân, cành cây uốn lượn nhẹ nhàng, giống như bóng người đang nhảy múa theo cách riêng của mình.

Như vậy, những cây này không hề chuyển động để "nhảy múa" theo như tên gọi của nó.

Theo lý giải của các nhà thực vật học, các loài cây mọc ở rừng ngập mặn hoặc xung quanh bao phủ bởi nước thường có hình dạng khá kỳ quái, không theo bất kỳ một quy tắc nào.


Tác dụng chính của cây nhảy múa là giảm xói lở và bảo vệ đất ở vùng ven biển trước ảnh hưởng của sóng.

Sở dĩ xảy ra điều này là bởi mặt nước phản chiếu lại ánh sáng mặt trời ở nhiều góc độ khác nhau, khiến cây phát triển không đồng đều. Các nhà thực vật học gọi đó là hiện tượng cây cối "hướng quang" do ảnh hưởng bởi hormone thực vật auxin, và chúng sẽ phát triển hướng về ánh sáng ngay từ lúc bắt đầu vòng đời của mình.

Ngoài ra, môi trường sinh thái của rừng ngập mặn là chuyển tiếp giữa biển và đất liền. Do vậy sự tồn tại phân bổ, cách phát triển và cấu thành loài của rừng ngập mặn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố sinh thái như khí hậu, thủy văn, độ mặn, thể nền... mà cho đến nay vẫn chưa có những đánh giá hay khẳng định về mức độ quan trọng, cũng như sự ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển của cây.

Tác dụng chính của cây nhảy múa cũng giống như các rừng ngập mặn khác, đó là giảm xói lở và bảo vệ đất ở vùng ven biển trước ảnh hưởng của sóng. Ngoài ra, chúng cũng giúp lọc bỏ các chất phú dưỡng, trầm tích và ô nhiễm ra khỏi đại dương và sông ngòi. Từ đó giúp lọc sạch nước cho những hệ thống sinh thái xung quanh.

Cập nhật: 24/09/2021 Theo Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video