Rừng hóa thạch 100 triệu năm tuổi

Khu rừng hóa thạch tại hòn đảo phía đông New Zealand đã cung cấp những manh mối về sự sống cổ đại gần Nam Cực.


Phát hiện đầy ngạc nhiên về thời kỳ Trái đất bị tấn công bởi hiệu
ứng nhà kính cách đây khoảng 100 triệu năm - (Ảnh: ĐH Monas)

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Monash (Úc) cho hay đã phát hiện được những thân cây lớn, cây hoa thuở ban sơ, hạt giống và côn trùng hiếm, được bảo quản tốt trong tầng đá ở đảo Chatham.

Những hóa thạch trên là chứng cứ đầu tiên về sự sống cận Nam Cực trong kỷ Phấn trắng, tức 145 đến 65 triệu năm trước, thời điểm hiệu ứng nhà kính trở nên nghiêm trọng trên bề mặt Trái đất.

“Cách đây 100 triệu năm, Trái đất oằn mình trước hiệu ứng nhà kính, chỉ hành tinh nhiệt độ khủng khiếp và băng ở mức tối thiểu, mực nước biển lên cao đến 200m so với hiện nay”, theo website Daily Galaxy dẫn lời nhà cổ sinh vật Jeffrey Stillwell.

Ở kỷ Phấn trắng, nhiều phần lục địa phía nam, bao gồm New Zealand, Úc, Nam Cực và Nam Mỹ vẫn còn thuộc siêu lục địa Gondwana.

“Những khu rừng nhiệt đới, nơi khủng long cư trú tồn tại ở các vĩ độ gần cực, và các hệ sinh thái vùng cực, đã chuyển đổi để thích ứng với những tháng dài mùa đông tăm tối và mùa hè trời luôn sáng”, theo Stillwell.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video