Rừng thông hóa thạch hàng trăm triệu năm ở Trung Quốc

Các nhà nghiên cứu phát hiện rừng thông đất hóa thạch rộng bằng 35 sân bóng đá, sinh trưởng cách đây 359 - 419 triệu năm ở tỉnh An Huy.

Phát hiện về khu rừng hóa thạch lâu đời nhất ở châu Á được công bố trên tạp chí Current Biology hôm 8/8. Khu rừng ra đời ở kỷ Devon, rộng 250.000m2 (tương đương 35 sân bóng đá) và nằm trong mỏ đất sét gần thị trấn An Hàng.


Mặt cắt một gốc cây trong khu rừng hóa thạch. (Ảnh: PA).

Những cây thông đất trong khu rừng hóa thạch rất giống cây cọ và mọc trong môi trường ven biển dễ ngập lụt. Các cây thường cao chưa đến 3,2 mét, cây cao nhất theo ước tính là 7,7 mét. Thông đất khổng lồ phát triển ở thời kỳ sau kỷ Devon, phần lớn trở thành than đá mà con người khai thác ngày nay.

Khu rừng ở An Hàng có hệ rễ phát triển sớm, giúp cây mọc cao ở kỷ Than Đá. Mẫu vật hóa thạch từ khu rừng giúp nhóm nghiên cứu hiểu sâu hơn về sự suy giảm carbon dioxide trong khí quyển và quá trình củng cố đất ven biển ở thời kỳ đó. Rừng hóa thạch từ kỷ Devon cũng được tìm thấy ở Mỹ và Na Uy.

"Mật độ cao và kích thước nhỏ của cây có thể khiến khu rừng ở An Hàng trông rất giống cánh đồng mía, dù các cây phân bố theo từng khoảng. Khu rừng thông đất này cũng giống rừng đước ven biển do có cùng môi trường và giữ vai trò tương tự nhau trong hệ sinh thái", Wang Deming, giáo sư Khoa học Trái Đất và Vũ trụ ở Đại học Bắc Kinh, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.

Cập nhật: 09/08/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video