Ruột thừa có thừa không?

Gần đây, các nhà khoa học thấy rằng ruột thừa có vai trò quan trọng ở thai nhi và ở thanh niên. Các tế bào nội tiết xuất hiện ở ruột thừa thai nhi khoảng tuần thứ 11. Chúng tạo nhiều amin và hormon peptic có vai trò trợ giúp sự ổn định nội môi.

Ruột thừa (Ảnh: basicjuice.blogs.com)

Ở thanh niên, ruột thừa liên quan trước hết với chức năng miễn dịch. Sau khi sinh, tổ chức lympho bắt đầu tích ở ruột thừa và đạt cực đại ở độ tuổi giữa 20 và 30, sau đó giảm dần rồi hầu như biến mất sau tuổi 60. Trong giai đoạn đầu, ruột thừa có chức năng như một cơ quan lympho, giúp các tế bào lympho B (một dòng bạch cầu) trưởng thành và giúp tạo các kháng thể IgA. Ngoài ra, ruột thừa còn liên quan với việc tạo các phân tử định hướng lympho bào tới nhiều nơi trong cơ thể.

Nói cách khác, nó hướng bạch cầu tới các kháng nguyên hay chất lạ trong đường tiêu hóa; giúp ức chế phản ứng kháng thể thể dịch toàn thân có sức tàn phá lớn và khuyến khích sự miễn dịch tại chỗ. Ruột thừa nhận chân các kháng nguyên từ thức ăn trong ruột và phản ứng với chúng. Như vậy cùng với các vết Peyer, ruột thừa đóng vai một hệ miễn dịch tại chỗ có tác dụng sống còn trong việc kiểm soát thức ăn, thuốc, vi khuẩn hay virus.

Nghiên cứu kỹ hơn về vai trò miễn dịch của ruột thừa vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục.

THƯ THÁI

Theo SciAm, Tuổi trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video