San hô đẻ trứng: Tuyệt phẩm của thiên nhiên!

Vào mùa đẻ trứng, dưới ánh trăng tròn, lớp lớp san hô dưới đáy biển đồng loạt phóng hàng tỷ giao tử nhỏ li ti vào nước, tạo nên quang cảnh "bão tuyết" màu hồng diệu kỳ trong lòng đại dương.

Để chụp được cảnh san hô đẻ trứng, một nhiếp ảnh gia nhất định phải đợi đến tuần trăng tròn và khi biển ấm nhất. Cùng với nhóm thợ lặn hỗ trợ, Michaela Skovranova (Úc) đã tận mắt nhìn xuống làn nước tại rạn san hô Great Barrier (Australia).


Vào mùa sinh sản, san hô phóng hàng tỷ giao tử vào trong nước.

Mỗi 15 phút một lần, họ múc nước lên, kỹ lưỡng kiểm tra xem đã đến thời điểm phát tán giao tử. Ngay khi "quả trứng" đầu tiên nổi lên, các thợ lặn nhẹ nhàng rời khỏi thuyền. Cảnh tượng này chỉ xảy ra đúng một lần một năm - thường là vào tháng 12.

"Trứng" san hô được phóng thích từ mỗi đầu nhánh, hình tròn, bé xíu, thường là màu hồng. Sẽ thích hợp hơn nếu gọi nó là "giao tử", vì mỗi hạt đều bao gồm cả trứng lẫn tinh trùng.

Sau một thời gian trôi nổi trên mặt biển, trứng và tinh trùng san hô kết hợp với nhau, phát triển thành ấu trùng. Chúng tiếp tục lênh đênh cho đến khi chuyển thành sinh vật đơn bào dạng ống (polyp) hoặc liên kết thành các "cụm" san hô non, rồi mới chìm xuống đáy biển, tìm nơi bám trụ.


Thợ lặn bơi qua rạn san hô, tìm địa điểm quan sát thích hợp.

Mỗi lần phát tán giao tử, san hô giải phóng hàng triệu tế bào. Số lượng này đảm bảo cho sự thụ tinh diễn ra thuận lợi. Giao tử của san hô này cũng có thể kết hợp với giao tử của san hô khác, tạo nên "con lai".

Để không làm kinh động đến rạn san hô, các thợ lặn phải bơi qua hết sức cẩn thận. Nếu ngay trước lúc đẻ trứng mà bị làm phiền, san hô sẽ tự dừng quá trình.


Tại thời điểm rộ nhất, số lượng giao tử được phát tán nhiều đến mức lòng biển như thể có bão tuyết.

Chỉ dựa vào ánh trăng mà xuống biển là quyết định hết sức liều lĩnh song Skovranova cũng không còn cách nào khác. Ông cố quan sát bằng mắt thường thay vì sử dụng đèn pin.

Tại thời điểm rộ nhất, số lượng giao tử được phát tán nhiều đến mức lòng biển như thể có bão tuyết. Ngay khi vừa rời "cơ thể mẹ", các bào tử san hô đã phải cạnh tranh không gian sống với động vật phù du, thậm chí cả cá hề.

Quá trình quan trọng để giải cứu san hô

Với các nhà bảo tồn tự nhiên biển, mùa san hô đẻ trứng là thời điểm quan trọng nhất trong năm. Họ lập tức tiến hành thu thập trứng và tinh trùng phục vụ nghiên cứu, phát triển san hô nhân tạo.

Đây là giải pháp hữu hiệu nhất nhằm cứu các rạn san hô bị tẩy trắng trên toàn thế giới hiện nay. Từ năm 2015, Great Barrier đã phải trải qua sự kiện tẩy trắng san hô khủng khiếp nhất, hư hại tới 2/3 diện tích.


San hô nhân tạo có phải giải pháp thay thế cho lượng san hô đã bị tẩy trắng ngày nay?

Tuy có thể dùng các tế bào châm (nematocyst) tiết chất độc tại xúc tu để bắt phù du, san hô chủ yếu lấy dưỡng chất từ việc cộng sinh với tảo đơn bào. Thế nhưng ô nhiễm nước biển hoặc hiện tượng toàn cầu nóng lên lại giết chết tảo. Và nếu tảo không thể sinh trưởng, san hô cũng vì thế mà diệt vong.

Với tình trạng nóng lên toàn cầu hiện nay, trong vòng 30 năm tới, biển có thể mất sạch san hô. Là nền tảng cho sự sống của đại dương, cái chết của san hô cũng kéo theo sự tuyệt chủng của hàng loạt sinh vật khác.


Với tình trạng nóng lên toàn cầu hiện nay, trong vòng 30 năm tới, biển có thể mất sạch san hô.

Hiện tại, các nhà khoa học Australia tại Viện Khoa học Hải dương Australia đang tích cực tìm hiểu và nâng cấp khả năng thích nghi với nhiệt độ cao của san hô. Kết quả chỉ ra chúng hoàn toàn có khả năng.

Hy vọng chuyện phục hồi sẽ sớm được tiến hành, để chúng ta tiếp tục được ngắm một kỳ quan tuyệt diệu nhất của thiên nhiên.

Cập nhật: 02/07/2018 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video