Sẵn sàng cho ca thử nghiệm ghép đầu người đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học lên kế hoạch cấy ghép đầu tiên trên thế giới cho biết, họ đang tiến một bước gần hơn để bắt đầu thử nghiệm trên người.

Hai nghiên cứu, được công bố trong tuần vừa qua, cho thấy một con khỉ và một con chó đã có thể đi lại sau khi tủy sống bị tổn thương nghiêm trọng của chúng được chữa lành.

Hai nhà khoa học nói trên cho biết, những phát hiện mới của họ là “vô tiền khoáng hậu” và sẽ mở đường cho những thử nghiệm đầu tiên trên con người.

Phát biểu với tờ USA Today, Canavaro cho biết, những khám phá của họ đã phủ nhận hoàn toàn quan điểm được lặp đi lặp lại rằng không có bất kỳ cách nào để có thể chữa lành tủy sống.

Chuẩn bị thử nghiệm trên người


Các bác sĩ phẫu thuật thần kinh đã thực hiện ca phẫu thuật gây tranh cãi trên một xác chết, nhưng giờ đây, Sergio Canavaro (người Ý) và Nhậm Tiểu Bình, đến từ Trung Quốc, tuyên bố đã chữa khỏi vết thương tủy sống “không thể chữa lành” trong các thí nghiệm trên động vật.

Nhậm Tiểu Bình cho biết, bước đột phá này là bằng chứng cho thấy nên cho phép thực hiện các thử nghiệm trên người.

Các nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Phẫu thuật Thần kinh Quốc tế, diễn ra tại Đại học Y Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc.

Năm 2015, Canavaro tuyên bố muốn cấy ghép đầu của Valery Spiridonov, một người đàn ông bị liệt, lên cơ thể của một người hiến tặng đã chết.

Theo giải thích của Canavaro, các bước tiến hành sẽ bao gồm việc hạ nhiệt độ cơ thể đến trạng thái hạ thân nhiệt sâu, trước khi cắt đứt các dây tủy sống bằng lưỡi dao kim cương.

Bước tiếp theo sẽ là gắn lại các mạch máu và dây thần kinh, kết nối các dây tủy sống từ đầu của Valery với những dây trên người hiến xác.

Canavaro nói: ”Lâu nay, thiên nhiên vẫn áp đặt các quy tắc của mình lên chúng ta. Chúng ta sinh ra, lớn lên, già đi và chết. Chúng ta đã bước vào một thời đại mà chúng ta sẽ tự nắm lấy vận mệnh của mình. Điều đó sẽ thay đổi mọi thứ".

“Ca cấy ghép cơ thể người sống đầu tiên với xác chết đã được thực hiện. Tất cả đều cho là không thể, nhưng cuộc phẫu thuật đã thành công. Việc cấy ghép đầu hoàn thiện giữa những người đã chết não hiến tặng nội tạng sẽ là bước tiếp theo”.

“Và đó là bước cuối cùng trong y học để có thể chính thức ghép đầu ở người, và điều đó sắp xảy ra".

Những kế hoạch của Canavaro nhằm thực hiện ca phẫu thuật ghép đầu người đầu tiên đã bị giáng một đòn mạnh vào năm ngoái khi bệnh nhân người Spiridonov Nga 33 tuổi tuyên bố anh không còn theo đuổi dự định đó nữa. Anh bỏ cuộc sau khi vợ anh sinh hạ được một cậu con trai “diệu kỳ”.

Việc làm của Canavaro và Nhậm đã từng bị cộng đồng khoa học và y học chỉ trích gay gắt.

Giáo sư Jan Schnupp, từ Đại học Oxford, cho biết quy trình này gợi lên hình ảnh đẫm máu của Frankenstein và mô tả các đề xuất này là một điều đáng lo ngại.

“Cơ hội mà một người được cấy ghép đầu vào một cơ thể khác có thể điều khiển được cái cơ thể đó, hoặc hưởng lợi từ cơ thể ghép đó là vô cùng mong manh”, ông nói.

“Giá trị điều trị dự kiến đối với bệnh nhân sẽ là tối thiểu, trong khi nguy cơ tác dụng phụ liên quan đến từ chối cấy ghép, hoặc đơn giản là tử vong do hậu quả trong quá trình phẫu thuật là rất lớn".

Theo tiến sĩ James Fildes, thuộc Đại học Manchester của Anh, ý tưởng này là sai phạm về mặt đạo đức nếu các nhà khoa học  không thể chứng minh quy trình này giúp làm cho cuộc sống của một con người trở nên tốt hơn.

Giáo sư Catherina Becker, từ Đại học Edinburgh, cho biết: ”Thành công thực sự của phẫu thuật cấy ghép đầu phải được đo lường bằng sự tồn tại lâu dài của đầu và cơ thể với chức năng điều khiển mọi hoạt động của cái đầu. Điều này rõ ràng không thể được đánh giá đối với một xác chết và như những gì chúng ta đã biết, cũng sẽ không xảy ra ở một cơ thể sống".

Cập nhật: 02/04/2019 Theo Tiền Phong
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video