Sản xuất điện từ bã bia

Biến bã bia thành nguyên liệu sản xuất điện là một sáng kiến nhằm tận dụng chất thải và giảm chi phí sản xuất của một công ty bia tại Mỹ.

Alaskan Brewing là một công ty sản xuất bia trong thành phố cảng Juneau, bang Alaska, Mỹ. Giống như mọi công ty bia khác, xử lý bã bia - gồm phần còn lại của những hạt mạch nha và lúa mạch - luôn là vấn đề quan trọng đối với Alaskan Brewing. Ở những nơi khác, phần lớn bã bia trở thành thức ăn cho gia súc trong các nông trại.


Chất thải trong quá trình sản xuất bia là phần còn lại của các mạch nha và lúa mạch. 

Nhưng Alaska là bang có mật độ dân số rất thấp. Vì thế giới chức chỉ thống kê được 680 nông trại trên toàn bang. Riêng tại khu vực tây nam Alaska, số nông trại chỉ là 37. Vì thế các nông trại không thể nhận hết lượng bã mà các công ty bia thải ra. Vấn đề xử lý bã càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh các công ty bia đều mở rộng quy mô sản xuất.

Alaskan Brewing từng phải vận chuyển bã tới những nơi khác để bán, song chi phí vận tải khá lớn bởi đặc điểm địa hình đặc thù của thành phố Juneau. Tuy là một thành phố hấp dẫn đối với khách du lịch, Juneau không có bất kỳ con đường nào để người ta có thể tiến vào hoặc đi ra bằng ô tô. Mọi hoạt động vận tải đều phải được thực hiện bằng tàu biển hoặc máy bay. Ngoài ra, do bã ướt nên công ty phải sấy khô trước khi vận chuyển nên chi phí xử lý chất thải tăng rõ rệt. Trong khi đó, công ty hầu như không thu được lợi nhuận trong những vụ bán bã bia.


Kỹ sư Brandon Smith, người quản lý đội ngũ kỹ thuật và vận
hành hệ thống sản xuất bia của Alaskan Brewing. (Ảnh: AP)

Vì thế, 4 năm trước, ban lãnh đạo Alaskan Brewing bắt đầu tìm kiếm giải pháp tận dụng bã bia để sản xuất điện. Chiến lược này chẳng những giúp họ loại bỏ chi phí vận chuyển và sấy khô bã bia, mà còn giảm chi phí dành cho điện. Họ thuê một công ty tại bang North Dakota thiết kế một loại lò đun sôi đặc biệt để đốt bã bia.

Để sở hữu hệ thống đó lò đốt độc đáo ấy, công ty phải chi 1,8 triệu USD. Nhưng ông Brandon Smith, người phụ trách kỹ thuật và quá trình vận hành của hệ thống sản xuất bia, khẳng định rằng lò đun sôi giúp công ty tiết kiệm tới 70% chi phí điện (trước đây chi phí điện của công ty lên tới 450.000 USD mỗi năm). Smith tin rằng trong tương lai, lò đốt của ông sẽ xuất hiện trong nhiều nhà máy bia khác bởi những lợi ích to lớn của nó.

Theo VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video