Sao chổi phun độc tiến sát trái đất

Hôm nay, sao chổi hai đuôi màu xanh phun khí độc mang tên Lulin tiến đến vị trí gần trái đất nhất, với khoảng cách khoảng 60 triệu km tương đương 160 lần từ trái đất tới mặt trăng. 

Sao chổi Lulin. Ảnh: NASA.


Với khoảng cách trên, tại hầu hết cả điểm ở Bán cầu bắc có thể quan sát thấy sao chổi Lulin bằng mắt thường từ những nơi có bóng tối trong những ngày tới. Sau đó Lulin sẽ biến mất dần khỏi tầm nhìn của chúng ta vào giữa tháng 3.

Sao chổi Lulin có màu xanh lục trong các bức ảnh chụp bằng kính viễn vọng do bụi khí thoát ra từ sao chổi này chứa cyanogen (một loại khí độc) và carbon hai nguyên tử. Cả hai chất này phát ra ánh sáng màu xanh lục khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Các nhà khoa học đang sử dụng vệ tinh Swift của NASA để theo dõi và nghiên cứu Lulin khi nó tiếp cận trái đất. Các số liệu từ vệ tinh cho thấy, cứ 15 phút sao chổi này làm thoát ra lượng nước đủ để đổ đầy một bể bơi tiêu chuẩn Olympic, do mặt trời hun nóng làm bốc hơi lớp vật chất bên ngoài của nó.

Lulin được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 7/2007 bởi Quanzhi Ye, một sinh viên khí tượng thủy văn người Trung Quốc. Anh chụp được bức ảnh về nó tại đài thiên văn Lulin ở Đài Loan, do đó Quanzhi gọi sao chổi này theo tên của đài thiên văn.

Theo VnExpress (Xinhua, AP)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video