Sao Diêm Vương có tới 3 vệ tinh

Sao Diêm Vương là hành tinh xa nhất trong hệ mặt trời và cũng là hành tinh nhỏ nhất. Theo những quan sát mới đây của Cơ quan vũ trụ Mỹ, có tới 3 vệ tinh (chứ không phải là 1) đang xoay quanh hành tinh này.

Với việc sử dụng kính viễn vọng không gian Hubble để quan sát, hồi tháng 5 vừa qua, các nhà thiên văn học đã phát hiện thêm 2 vệ tinh quay quanh sao Diêm Vương. Nếu những khám phá này được Hiệp hội Thiên văn học quốc tế công nhận, hai vệ tinh sẽ được đặt tên theo các huyền thoại Hy Lạp và được gắn với vệ tinh Charon, vệ tinh được coi là duy nhất của Sao Diêm Vương được phát hiện vào năm 1978. Tạm thời, hai vệ tinh mới khám phá có tên gọi là S/2005 P1 và S/2005 P2. Ánh sáng của chúng yếu hơn khoảng 5 nghìn lần so với sao Diêm Vương. Chính vì vậy mà trong một thời gian dài người ta không thể phát hiện ra chúng.

Hai vệ tinh này nằm cách sao Diêm Vương khoảng từ 44 - 53 nghìn kilômét nghĩa là xa hơn gấp 2 đến 3 lần so với vị trí của vệ tinh Charon.

So sánh về đường kính giữa các vệ tinh, các nhà khoa học thấy rằng đường kính của Charon khoảng 1.200 kilômét, trong khi đó đường kính của 2 vệ tinh mới chỉ là 32 kilômét và 70 kilômét. Sao Diêm Vương được phát hiện vào năm 1930, cách Mặt Trời khoảng 6,4 tỷ kilômét, ở tâm vành đai Kuiper. Đây là khu vực nằm trong hệ mặt trời, trải dài bên cạnh trên quỹ đạo của sao Hải Vương, ở khoảng cách 4,5 và 7,5 tỷ kilômét.

Khu vực này có hình dáng như một chiếc vòng, được cấu tạo từ hơn 35 nghìn vật thể có đường kính khoảng hơn 100 kilômét.

Theo 24h
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video