'Sao Hỏa có thể tồn tại các hồ nước mặn'

Một số nhà khoa học Mỹ tin rằng những hồ nước mặn có thể nằm ngay bên dưới bề mặt hành tinh đỏ. 

Thiết bị thăm dò tự hành Phoenix trên sao Hỏa. Ảnh: NASA.


Trước đây giới khoa học nhận định nước chủ yếu tồn tại ở dạng băng hoặc hơi trên sao Hỏa do nhiệt độ và áp suất không khí trên hành tinh đỏ khá thấp.

Tuy nhiên, thiết bị thăm dò tự hành Phoenix của NASA (đáp xuống sao Hỏa vào ngày 25/5/2008) vừa tìm ra những bằng chứng về sự tồn tại của các muối pecloric trong đất của sao Hỏa. Nhóm muối này có thể giữ nước ở nhiệt độ tới âm 70 độ C. Các hồ nước mặn hình thành khi đất tương tác với băng.

“Tôi nghĩ rằng khả năng tồn tại của các hồ nước mặn là tương đối cao, nhưng chúng ta cần thu thập thêm thông tin về đặc tính của các muối pecloric”, tiến sĩ Mike Hecht, một chuyên gia của NASA, phát biểu.

Phoenix sử dụng các động cơ đẩy phản lực để giảm tốc độ khi đáp xuống bề mặt hành tinh đỏ. Những động cơ đó vô tình thổi bay lớp đất phía trên ở điểm hạ cánh, để lộ ra muối pecloric ở độ sâu vài cm. Thông tin này được công bố trong hội thảo khoa học về các hành tinh lần thứ 40 tại thành phố Woodlands, bang Texas, Mỹ.

“Các muối pecloric rất dễ hòa tan nên khi tiếp xúc với hơi ẩm hoặc nước, chúng sẽ trở nên cơ động hơn. Trên trái đất, các muối pecloric là thành phần không thể thiếu trong nhiên liệu rắn của tên lửa, pháo hoa. Chúng tôi đang tìm hiểu vai trò của chúng trên sao Hỏa”, tiến sĩ Hecht nói thêm.

Theo VnExpress (BBC)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video