Sao Thổ: Vành đai F nằm trong vòng xoắn ma quỷ

Các đường vòng cung của Sao Thổ làm cho hành tinh thứ 6 trong hệ mặt trời này trở nên quyến rũ hơn và cũng phức tạp hơn.

Các đường cong này bao phủ trên diện tích tương đương với khoảng cách từ Trái đất đến Mặt Trăng. Kể từ khi được phát hiện vào năm 1980, vành đai F, được coi là bí ẩn nhất, đã trở thành mục tiêu của rất nhiều nghiên cứu và khám phá. Trong đó, nghiên cứu mới nhất được các nhà khoa học Pháp và Mỹ phối hợp thực hiện và công bố trên tạp chí Khoa học mới đây mang tên: Vành đai F nằm trong vòng xoắn ma quỷ.

Vành đai F được cấu tạo từ một đường cong trung tâm phát sáng (được gọi là tâm) và từ rất nhiều đường tròn đồng tâm, gọi là các sợi nhỏ. Thoạt đầu người ta nghĩ các sợi này tách biệt nhau. Nhưng trong thực tế chúng lại nối liền với nhau và tạo thành một vòng xoắn, chúng cuộn lại ít nhất 3 vòng. Vòng xoắn này chính là kết quả của sự gắn kết giữa một vệ tinh của sao Thổ và tâm của đường cong F.

Các nhà khoa học không xác định được vệ tinh nào tạo nên sự gắn kết. Theo các nhà khoa học Pháp, vệ tinh này có kích cỡ rất nhỏ và vẫn đang hình thành, nó gắn dần vào đường cong F. Tàu con thoi Cassini phát hiện ra một vệ tinh rất nhỏ, gọi là S6, quay quanh đường cong F. Và các nhà khoa học cho rằng có thể đó là nguồn gốc của vòng xoắn. Tuy nhiên, điều này cần phải xác định thêm.

Sao Thổ vẫn đang chuyển động: Đường cong F có thể sẽ mất đi trong một ngày nào đó. Đó là không phải là một vành đai vĩnh cửu. Vòng xoắn cũng sẽ mất đi. Và những vòng xoắn khác lại hấp dẫn khác nhà khoa học tìm tòi, khám phá… 

Theo 24h
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video