Sắp có nhật thực toàn phần lớn nhất châu Âu kể từ năm 1999

Theo trang Dailymail đưa tin, vào ngày 20/3 tới đây, chúng ta sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng một hiện tượng thiên văn kỳ thú - đó là nhật thực toàn phần.

>>> 15 sự kiện thiên văn "đỉnh cao" diễn ra ngay từ đầu năm 2015

Đặc biệt hơn, theo các chuyên gia, lần nhật thực toàn phần lần này sẽ "chặn" tới 90% ánh sáng Mặt trời ở châu Âu - được coi là hiện tượng nhật thực toàn phần lớn nhất châu Âu kể từ năm 1999.

Nhật thực toàn phần xảy ra khi Mặt trăng nằm giữa Trái đất và Mặt trời và che phủ được toàn bộ Mặt trời khi quan sát từ Trái đất. Cùng với đó, vầng hào quang của thái dương vẫn tỏa ra, tạo thành một cảnh tượng rất đẹp.

Nếu bạn đang ở khu vực Bắc Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền diệu từ vầng quang của Mặt trời tỏa ra khi Mặt trăng bị che.

Bởi đường đi của nhật thực toàn phần bắt đầu ở giữa Đại Tây Dương và di chuyển lên phía Bắc về hướng đảo Greenland, đi về phía Bắc Siberia. Điểm cực đại của nhật thực sẽ nằm ở phía Bắc của Scandinavia và quần đảo Faroe.

Và những cư dân ở châu Âu sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng toàn cảnh của hiện tượng đặc biệt này. Tại London, Mặt trời sẽ bị bao phủ khoảng 84%, và 94% Mặt trời sẽ chìm trong bóng tối ở Glasgow, Aberdeen và Edinburgh vào lúc 09:36 giờ GMT (khoảng 16:36 phút giờ Việt Nam). Theo dự kiến, hiện tượng nhật thực toàn phần này sẽ kéo dài khoảng hơn 2 phút.

Tiến sĩ Steve Bell cho biết: "Có thể nói, đây là nhật thực toàn phần lớn nhất châu Âu bởi độ bao phủ rộng khắp của nó. Nhật thực toàn phần cuối cùng có độ bao phủ lớn như vậy diễn ra vào ngày 11/8/1999 - cách đây 16 năm".


Hình ảnh nhật thực toàn phần năm 1999, với hiệu ứng nhìn giống như nhẫn kim cương.

Vào tháng 8/1999, bóng tối đã khởi đầu từ giữa Đại Tây Dương trước khi che phủ phần phía Nam của Vương quốc Anh, miền Bắc nước Pháp, Bỉ, Luxembourg, miền Nam nước Đức, Áo, Slovenia, Croatia và Hungary. Lần nhật thực toàn phần này kéo dài 2 phút 23 giây.

Tom Kerss, nhà thiên văn học tại Đài quan sát Hoàng gia Greenwich chia sẻ: "Sau sự kiện diễn ra vào tháng 3/2015 này, chúng ta sẽ phải chờ đến năm 2026 mới có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng nhật thực toàn phần tiếp theo. Bởi vậy, đừng nên bỏ lỡ sự kiện kỳ thú này".

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia thiên văn học, vào đêm trước ngày nhật thực toàn phần diễn ra, bạn còn có thể chứng kiến hiện tượng Siêu Mặt trăng.


Siêu Mặt trăng sẽ sáng hơn 30% và to hơn 14% so với Mặt trăng lúc bình thường.

Siêu Mặt trăng xảy ra khi trăng tròn/trăng non ở vào vị trí gần Trái đất nhất của nó (cận điểm) trên quỹ đạo hình elip quanh hành tinh. Siêu Mặt trăng sẽ sáng hơn 30% và to hơn 14% so với Mặt trăng lúc bình thường.

Do đó, sẽ không có lý do gì mà bạn lại bỏ lỡ cặp sự kiện đáng chú ý nhất năm 2015 này.

Theo Trí Thức Trẻ, Daily Mail
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video