Sau khi dịch bệnh virus Covid-19 bùng phát, khí thải nhà kính tại Trung Quốc giảm đáng kể

Các vệ tinh của NASA và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu đã ghi nhận sự sụt giảm đáng kể của lượng khí thải nhà kính Nitơ điôxít (NO2) tại Trung Quốc. Nguyên nhân là do các ngành công nghiệp tại Trung Quốc tạm dừng hoặc hạn chế hoạt động, sau khi dịch bệnh virus Covid-19 bùng phát.

Trước đây, tình trạng ô nhiễm không khí tại Trung Quốc nghiêm trọng đến mức mà bạn có thể nhìn thấy rõ từ ngoài không gian. Sự phát triển của các khu công nghiệp, nhà máy điện, xe cộ, đã thải ra một lượng lớn khí NO2 vào khí quyển.


Sự sụt giảm đáng kể của lượng khí thải nhà kính Nitơ điôxít (NO2) tại Trung Quốc.

Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái Đất, gây nên hiệu ứng nhà kính. Do đó, làm cho nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên.

Các nhà khoa học NASA cho biết sự thay đổi rõ rệt có thể nhận thấy trên bầu trời của thành phố Vũ Hán, tâm chấn của dịch virus Covid-19. Sau đó, sự thay đổi bắt đầu lan sang những khu vực khác, đến cả Bắc Kinh. Hình ảnh vệ tinh cho thấy sự khác biệt rõ rệt từ khoảng đầu tháng 1, cho đến cuối tháng 2 vừa qua.

Theo nhà nghiên cứu chất lượng không khí Fei Liu tại NASA cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôi thấy sự sụt giảm đáng kinh ngạc của các loại khí thải gây ô nhiễm, trên một diện tích rộng lớn như vậy và trong một thời gian ngắn như vậy”.


Hình ảnh vệ tinh cho thấy sự khác biệt rõ rệt từ khoảng đầu tháng 1, cho đến cuối tháng 2 vừa qua.

Một hình ảnh so sánh khác được NASA công bố, cho thấy khoảng thời gian này năm ngoái cũng tại Trung Quốc. Lượng khí thải NO2 tại Trung Quốc luôn ở mức cao báo động, tuy nhiên lại sụt giảm gần như về mức tối thiểu trong thời gian gần đây.

Trong khi đó, tình hình dịch bệnh virus Covid-19 được ghi nhận đã lây lan tại 58 quốc gia trên toàn thế giới. Hiện có hơn 90.000 trường hợp bị nhiễm, hơn 2.800 ca tử vong tại Trung Quốc và 104 ca tử vong trên toàn thế giới.

Cập nhật: 03/03/2020 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video