Sâu róm hoành hành, dấu hiệu môi trường ô nhiễm

Hơn 10 ngày nay, khu dân cư Tạ Thị Ngọc Thảo (Phú Thuận, Quận 7) đang chịu cảnh sâu róm hoành hành. Theo giới khoa học, sâu róm bùng phát là dấu hiệu môi trường bị tác động bởi ô nhiễm.

Anh Nguyễn Văn Dung ngụ tại đây cho biết, trong vòng 2 tuần qua, sâu róm ăn sạch vườn từ cây cúc tần dại, giàn bầu, giàn bí cho tới bám đầy trên các cây tràm bông vàng. Sâu róm bò vào tận trong nhà, lên cả giường ngủ.

"Lông sâu róm bay đầy trong không khí, vì vậy trong vòng 200m xung quanh đây không ai là không thoát khỏi cảnh khó chịu vì ngứa và nổi đỏ khắp người," anh Dung nói.

Cách đây 3 ngày, người dân tự mua xăng, dầu lửa về đốt sạch đám cây cỏ xung quanh nhà, hy vọng diệt được sâu róm. Nhưng chỉ trong thời gian ngắn, sâu róm lại bám đen trên những cây cỏ mọc um tùm ở các bãi đất còn bỏ hoang. Sâu róm bò đầy trên các bức tường, trên đường xá...

Sâu róm bò đầy đường, vào tận trong nhà. Ảnh: H.Cát

Sâu róm bùng phát, chim sâu suy giảm

Mùa vụ "hóa thành bướm" thường bắt đầu từ tháng 12 năm trước cho đến tháng 4 -5 năm sau. Trong quá trình thành bướm, chúng bay đi hút mật, giao phối và sinh ra ấu trùng. Tháng 7 - 8 là thời điểm sâu róm được hình thành từ ấu trùng theo đúng quy luật tự nhiên.

"Sâu róm có thể phá hoại cây cối, và gây ngứa khó chịu cho con người. Tuy nhiên, bản chất này là ngứa cơ học do lông của sâu róm bay và chạm vào da của chúng ta. Chúng ta chỉ cần rửa sạch bằng nước và hạn chế tiếp xúc," TS. Sinh học Hoàng Đức Huy - ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM, giải thích.

Sâu róm lại bám đen trên những cây cỏ mọc um tùm ở các bãi đất còn bỏ hoang. Ảnh: H.Cát


Hơn thế nữa, giai đoạn sâu róm chỉ kéo dài khoảng 1 tháng. Sau đó, sâu róm biến mất vì đã chuyển sang giai đoạn khác của bướm, nhộng.

Theo TS. Huy, thông thường, sâu róm có một nhóm thiên địch như nhóm chim sâu hay ong ký sinh. Đặc biệt, nhóm chim sâu rất thích ăn những loài sâu róm ở giai đoạn nhỏ.

Qua hiện tượng bùng phát của sâu róm cục bộ như vậy, chứng tỏ, môi trường sống của các loài thiên địch đang bị ô nhiễm. Cùng với thói quen bắt chim phóng sinh, loài thiên địch này đang dần mất đất sống và suy giảm về số lượng.
Theo Hương Cát - VietNamNet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video