Sẽ thành lập Ủy ban Vũ trụ Việt Nam

Ủy ban Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ vũ trụ Việt Nam, gọi tắt là Ủy ban Vũ trụ Việt Nam, sẽ sớm được thành lập để giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức chỉ đạo thực hiện ''Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020". 

Một vệ tinh nhỏ


Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm vừa ký quyết định 137/2006/QĐ-TTg phê duyệt "Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020".

Cùng với Ủy ban Vũ trụ, một Viện Công nghệ vũ trụ cũng sẽ được xây dựng.

Ủy ban Vũ trụ, Viện Công nghệ vũ trụ được đặt tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thuộc Bộ Khoa học-Công nghệ (KH-CN).

Viện có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề cơ bản liên quan đến khoa học và công nghệ vũ trụ; chủ trì việc nghiên cứu và phát triển công nghệ vệ tinh nhỏ; chủ trì xây dựng, trình duyệt, tổ chức thực hiện chương trình KH-CN độc lập về công nghệ vũ trụ (CNVT), dự án phòng thí nghiệm trọng điểm về CNVT.

Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020 sẽ được triển khai với quan điểm phục vụ thiết thực, có hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội.

Đến năm 2010, Việt Nam sẽ hình thành chính sách quốc gia và khung pháp lý về nghiên cứu, ứng dụng và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực CNVT.

Đồng thời, xây dựng hạ tầng ban đầu về CNVT, gồm Trạm thu và Trung tâm xử lý ảnh vệ tinh, hệ thống trạm định vị nhờ vệ tinh; phóng và đưa vào hoạt động, khai thác vệ tinh viễn thông địa tĩnh VINASAT; tiếp nhận chuyển giao công nghệ vệ tinh nhỏ; hoàn thành thiết kế, chế tạo và phóng 1 vệ tinh nhỏ quan sát trái đất; hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động khai thác các trạm điều khiển mặt đất tương ứng.

Theo Chiến lược này, cùng với việc thu hút những Việt kiều đang làm việc trong lĩnh vực này, Việt Nam sẽ tổ chức đào tạo kỹ sư CNVT trong nước; hợp tác nghiên cứu và đào tạo với các nước có ngành khoa học công nghệ vũ trụ phát triển để có được một số chuyên gia trình độ cao, tự chế tạo được một số sản phẩm phần cứng (các thiết bị của trạm thu) và phần mềm (phần mềm xử lý ảnh, phần mềm mã hoá, bảo mật thông tin, phần mềm trợ giúp thiết kế vệ tinh…).

''Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến 2020" đặt mục tiêu đến 2010, Việt Nam sẽ đạt trình độ trung bình trong khu vực về cơ sở hạ tầng và nghiên cứu và ứng dụng CNVT.

Tới 2020, Việt Nam sẽ làm chủ công nghệ chế tạo các trạm mặt đất, tự chế tạo các trạm mặt đất có giá cạnh tranh; làm chủ công nghệ vệ tinh nhỏ, tự thiết kế và chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát trái đất; làm chủ được công nghệ và kỹ thuật tên lửa; đào tạo được đội ngũ cán bộ trình độ cao, đáp ứng nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ vũ trụ ở Việt Nam, nâng cấp và phát huy hiệu quả cơ sở vật chất đã đầu tư trong giai đoạn trước.

Bài học kinh nghiệm về phát triển CNVT của một số nước:

- Bài học đầu tiên, quan trọng nhất trong nghiên cứu và ứng dụng vũ trụ là cần có quyết tâm cao của cấp lãnh đạo đất nước.

- Thứ hai, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tiếp thu kinh nghiệm và công nghệ để phát triển có hiệu quả, nhanh và bền vững.

- Bài học thành công thứ ba của các nước đi sau và các nước đang phát triển là phải lựa chọn hướng đi đúng và bước đi thích hợp trong nghiên cứu và ứng dụng CNVT.

Các bước phát triển CNVT của Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Indonesia… là những kinh nghiệm quý cho phát triển và ứng dụng CNVT ở Việt Nam. Trong đó, việc đầu tư cơ sở hạ tầng CNVT, đầu tư tới mức cho nghiên cứu và hợp tác quốc tế nhằm tiếp thu công nghệ tiên tiến và tập trung xây dựng các trung tâm mạnh về công nghệ vũ trụ gồm các viện nghiên cứu và các trường đại học là nội dung có tính chất then chốt.

Theo "Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020"


H.Phương

Theo VietNamNet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video