Siêu binh sĩ – “đội quân một thành viên” trong tương lai

Diện mạo của siêu binh sĩ Mỹ trong tương lai. (Ảnh: Foxnews)

Trong vòng 3 năm tới, Lầu Năm Góc có thể bắt đầu thử nghiệm các thiết bị công nghệ cao biến mỗi binh sĩ trở thành “một đội quân độc lập” bằng cách trang bị cho họ những khả năng tác chiến siêu việt. Chẳng hạn, khả năng nhìn xuyên qua tường nhờ kính radar quan sát tối tân, khả năng siêu tự vệ và siêu sức mạnh nhờ bộ áo giáp công nghệ cao...

Mặc dù một số công nghệ phải mất nhiều năm nữa mới có thể được thực nghiệm trên chiến trường, nhưng những thiết bị quân sự thế hệ mới mà dự án sáng kiến Chiến binh tương lai của Lục quân Mỹ đang phát triển, như thiết bị âm thanh tiên tiến và hệ thống laser thông minh, có thể được trang bị cho binh sĩ vào năm 2010, hứa hẹn biến họ thành siêu chiến binh giết người chưa từng có.

Để nâng cao khả năng tự vệ, binh sĩ sẽ mang trong người hệ thống cảm biến theo dõi tần số hô hấp, nhịp tim và nhận biết sóng va chạm (từ đạn), qua đó giúp đội ngũ quân y biết ngay khi nào họ bị trúng thương và tìm đến tận nơi. Nhờ hệ thống laser có sẵn trên vũ khí, chiến binh dễ dàng truyền thông tin vị trí của đối phương cho đồng đội hay phương tiện chiến đấu như máy bay lên thẳng Apache hoặc xe tăng Abrams. Trong khi đó, mũ sắt thế hệ mới có thể ghi nhận những chấn động từ sọ não và truyền âm thanh trực tiếp vào đầu thay vì dùng mi-crô và tai nghe. Loại mũ này cũng giúp binh lính nâng cao khả năng phân biệt nhiều loại âm thanh khác nhau.

Trong tương lai gần, phiên bản mới của máy bay robot Raven – nặng khoảng 2 kg, cánh sải 1,3 m, trang bị camera hồng ngoại để cung cấp hình ảnh cho lính trên bộ hiện được dùng trên chiến trường Iraq và Afghanistan - sẽ được tích hợp thêm máy phóng kỹ thuật số, cho phép do thám đối phương từ xa. Hiện tại, Cơ quan các dự án nghiên cứu phòng vệ tiên tiến (DARPA) của Mỹ đang hỗ trợ phát triển áo giáp toàn thân có gắn hệ thống thủy

Kính radar cho phép nhìn xuyên tường dày đến 15 m.

lực vận hành bằng động cơ đốt, có tính năng giống cơ bắp nhân tạo, giúp tăng cường sức mạnh, sức bền và tốc độ của chiến binh. Bộ áo này giúp mỗi binh sĩ có thể tự vận hành một loại vũ khí mà bình thường phải cần đến nhiều người. Lục quân Mỹ dự kiến sẽ thử nghiệm loại áo này trong năm 2008. Ngoài ra, DARPA cũng đang chế tạo kính radar cho phép nhìn thấu qua tường để xác định mục tiêu.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học Mỹ cũng nghiên cứu phát triển miếng đắp vết thương cho những binh sĩ chưa từng qua huấn luyện sử dụng sóng âm thanh để ngăn xuất huyết nội ngay tại chiến trường. Tình trạng xuất huyết nội đòi hỏi cách xử lý chuyên nghiệp, và nếu can thiệp trễ có thể dẫn đến tử vong hoặc làm bộ phận đó hoại tử.

Về lâu dài, binh lính Mỹ sẽ được hưởng lợi từ công nghệ nano - giúp tạo ra những trang thiết bị siêu nhỏ, cỡ một phần tỉ của mét. Trung tâm Công nghệ nano cho binh sĩ thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đang phát triển hệ thống cảm biến tích hợp vào quân phục nhằm dò tìm vũ khí hóa - sinh học của đối phương, và gợi ý những cách ứng phó khi gặp phải. Quân phục trong tương lai cũng sẽ có thêm tính năng chăm sóc sức khỏe tự động, có khả năng tự cấp thuốc mỗi khi binh sĩ bị thương.

Một số công nghệ hỗ trợ binh sĩ khác cũng đang trong quá trình nghiên cứu phát triển như pin năng lượng mặt trời dát mỏng lên vải sợi để may lều, bạt tự tái nạp năng lượng, hệ thống định vị tiên tiến rơi tự do gắn trên mũ hoặc kính giúp lính biệt động nhảy dù từ cao có thể tìm điểm đáp, ngay cả khi họ không thể xác định được, hay hệ thống sát trùng thiết bị phẫu thuật nhanh gọn, không dùng điện và thích hợp sử dụng trong môi trường di động.

PHÚC NGUYÊN

Theo Space, Báo Cần Thơ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video