Siêu lao XDR TB - bệnh dịch mới đáng lo ngại

Tuần rồi, tổng thống Mỹ G. Bush đã ra lệnh buộc cách ly đặc biệt một công dân Mỹ sau khi người bệnh này đi Canada và Châu Âu bằng máy bay. Công dân này bị nhiễm một thể lao kháng thuốc hiếm (gọi tắt là XDR TB - từ cụm từ extensively drug-resistant tuberculosis) , phải được đặc trị.

Trong lịch sử Mỹ, lần đầu tiên một tổng thống ban hành lệnh cưỡng bức cách ly như thế là vào năm 1963 cho bệnh đậu mùa!

Theo thông tin từ Trung tâm chẩn đoán và kiểm sóat dịch bệnn Mỹ - XDR là một thể lao đặc biệt của lọai bệnh lao kháng nhiều lọai thuốc MDR TB (multidrug-resistant tuberculosis). Năm 2006, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã lần đâu tiên thông qua định nghĩa hai hình thái bệnh lao này, trong đó MDR TB là lọai lao không thể điều trị bằng hai lọai thuốc phổ biến nhất hiện nay (Isoniazid và  Rifambin).

Để chống lại nó, cần phải những lọai thuốc đặc biệt, có khi cực độc, gây nhiều hiệu ứng phụ. Thêm vào đó XDR TB rất khó trị và trong đa số trường hợp, các lọai thuộc được biết hiện nay thật sự không điều trị được.

Bệnh nhân lao Ấn Độ M.Krishna đang thở oxy tại bệnh viên chính phủ ở Hyderabad. XDR - TB đang lây nhanh tại Ấn Đô, đặc biệt trong giới trẻ lao động. (Ảnh: AFP)

Loại siêu lao này lây lan cũng giống như bệnh lao bình thường: người bệnh “thải” ra không khí (do ho, khi nói chuyện hoặc đơn giản là thở) tác nhân lây truyền là vi trùng hình que, còn có tên là vi trùng Koch (tên bác sĩ nguời Đức tìm ra vi trùng que này). Vi trùng Koch có thể sống trong không khí tới vài giờ. Tuy nhiên, nó  không lây lan qua đường tiếp xúc như dùng chung bàn chải, bắt tay hoặc thậm chí là hôn. Vi trùng Koch nhân bản chậm, người bệnh thải ra chúng cũng ít, do đó quá trình lây lan cần một thời gian dài.

Theo WHO, tốc độ lây truyền siêu lao cũng không khác vận tốc lây lan bệnh lao bình thường, tuy nhiên kết luận này cũng chưa được kiểm chứng trên một nghiên cứu đặc biệt nào.

Có giả thiết rằng lọai vacxin sử dụng rộng rãi hiện nay (có tên tiếng Anh viết tắt là BCG) của lọai lao thông thường có khả năng ngăn chận bệnh lao mới. Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào khẳng định điều này. Ngòai ra, ở một số nước, người ta không sử dụng văcxin này bởi nó không thể bảo vệ người trưởng thành. Văcxin cũng không có khả năng ngăn lây nhiễm.

XDR TB thường phát triển ở những người bệnh lao thông thường không chịu sử dụng thường xuyên các lọai thuốc được kê toa. Ngòai ra, có những trường hợp lây nhiễm siêu lao này ở những người từng bị bệnh lao được chữa khỏi, nay vì lý do nào đó lại tiếp xúc với người bệnh lao và lây nhiễm lần nữa.  Hình thức lây lan này đặc biệt phổ biến ở những người có hệ miễn dịch yếu , đặc biệt là những người bị HIV/AIDS.

Triệu chứng siêu lao XDR TB không khác với lao thông thường: người bệnh cảm thấy yếu, mệt, mất khẩu vị, sút cân, hay bị sốt, đêm thường ra mồ hôi. Khi bệnh nặng hơn họ sẽ thấy đau ngực, ho ra máu. Chẩn đóan lao thường mất 1 - 2 ngày, nhưng trong trường hợp siêu lao, tiến trình này phải mất nhiều tuần (6 đến 16 tuần).

Lọai siêu lao này lần đầu tiên được phát hiện vào thập niên 1990. Người ta cho rằng đó là vì vi trùng koch  đã thích nghi với thuốc, ngòai ra không lọai trừ siêu lao đã tồn tại lâu mà các chuyên gia y không có khả năng phát hiện ra nó vì thiều nhiều thiết bị thí nghiệm hiện đại ở nhiều nước trên thế giới.

Theo WHO, Mỹ không phải là nước duy nhất có siêu lao. Tổ chức này cho biết trong bốn năm qua, ở 34 nuớc đã xuất hiện bệnh này, trên tất cả các châu lục trừ Úc châu. Theo WHO, đến năm 2015, thế giới cần 650 triệu USD để phát hiện khỏang 1,5 triệu người được cho rằng hiện nay đang bị siêu lao.

TRẦN ĐỨC THÀNH

Theo WP, Science Daily, Tuổi trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video