Siêu lỗ đen dải Ngân Hà phát nổ 300.000 năm vào buổi đầu của nhân loại

3,5 triệu năm trước, một vụ nổ khổng lồ đã “lóe lên” từ trung tâm dải Ngân Hà của chúng ta. Bức xạ từ vụ nổ cảm nhận được từ cách đó 200.000 năm ánh sáng.

Hiện tượng này, được gọi là “Seyfert flare” (tạm dịch: chớp lóe Seyfert), là vụ nổ khổng lồ xảy ra gần trung tâm của dải Ngân Hà, nơi có một lỗ đen siêu khối lượng. Các vùng hình nón sáng chói bắt đầu tỏa ra vũ trụ.

Các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu từ kính viễn vọng Hubble để hiểu hơn về vụ nổ. Các phát hiện của họ mới được đăng trên tạp chí Astrophysical Journal.

Chớp lóe này cảm nhận được ở Magellanic Stream cách đó khoảng 200.000 năm ánh sáng. Magellanic Stream là đám mây khí trải dài hàng trăm năm ánh sáng đang uốn quanh dải Ngân Hà và được hình thành từ các thiên hà lùn như Mây Magellan Nhỏ và Mây Magellan Lớn. (Thiên hà lùn là thiên hà nhỏ gồm vài tỷ ngôi sao - so với 200-400 tỷ ngôi sao của dải Ngân Hà).

Các nhà khoa học tin rằng vụ nổ liên quan đến lỗ đen ở trung tâm dải Ngân Hà, mang tên Sagittarius A*, có khối lượng lớn gấp 4,2 triệu lần Mặt Trời của chúng ta.


Hình dựng minh họa cho thấy vụ nổ khổng lồ lóe sáng từ trung tâm dải Ngân Hà, ảnh hưởng tới đám mây khí Magellan cách đó 200.000 năm ánh sáng. (Ảnh: Nhóm nghiên cứu ở ASTRO 3D).

“Vụ nổ chắc hẳn phải trông như ngọn đèn từ một hải đăng”, Joss Bland-Hawthorn, tác giả của nghiên cứu, và giáo sư Đại học Sydney, nói với CNN. “Tưởng tượng vũ trụ đang tối, rồi có ai đó bật đèn hải đăng lên trong thời gian ngắn”.

Nhóm nghiên cứu kết luận vụ nổ xảy ra khoảng 3,5 triệu năm trước, khoảng thời gian mà tổ tiên loài người đang ở châu Phi. Vụ va chạm thiên thạch làm tuyệt chủng loài khủng long xảy ra 63 triệu năm trước đó.

Vụ nổ kéo dài khoảng 300.000 năm.

“Đây là sự kiện ngoạn mục xảy ra vài triệu năm trước trong lịch sử dải Ngân Hà”, Lisa Kewley, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết. “Một vụ bùng nổ năng lượng và bức xạ phát ra từ trung tâm dải Ngân Hà rồi lan ra xung quanh. Điều này cho thấy trung tâm dải Ngân Hà biến động nhiều hơn chúng ta nghĩ. May mà chúng ta không nằm ở đó”.


Một hình dựng minh họa cho dải Ngân Hà trên bầu trời đài quan sát Las Campanas ở Chile. (Ảnh: Reuters).

Nghiên cứu này giúp giới khoa học hiểu hơn về các vụ nổ tương tự trong vũ trụ, và mối liên hệ của chúng với sự vận động của lỗ đen.

“Chúng ta luôn nghĩ dải Ngân Hà là một thiên hà không biến động, và trung tâm không quá sáng. Nhưng phát hiện mới mở ra khả năng tư duy lại toàn bộ về sự vận động và bản chất của dải Ngân Hà”, Magda Guglielmo, đồng tác giả nghiên cứu, cũng từ Đại học Sydney, nói với CNN.

“Chúng ta đang chứng kiến sự tỉnh giấc của người đẹp ngủ trong rừng”.

Cập nhật: 12/10/2019 Theo Zing
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video