Siêu núi lửa mạnh nhất thế giới sắp gây ra kỷ băng hà?

Siêu núi lửa nguy hiểm nhất thế giới có thể tỉnh giấc bất cứ lúc nào, đe dọa sự sống trên Trái đất bởi hàng ngàn mét khối dung nham nóng chảy, các chuyên gia Anh nhận định.

Theo Daily Star, siêu núi lửa Yellowstone ở bang Wyoming, Mỹ đã chìm sâu vào giấc ngủ trong 70.000 năm qua. Nhưng khả năng núi lửa nguy hiểm nhất thế giới tỉnh giấc đang hiện rõ hơn bao giờ hết.


Siêu núi lửa Yellowstone được đánh giá là 1 trong 4 "quả bom hẹn giờ" khủng khiếp nhất Trái đất.

11.000 mét khối dung nham nằm dưới lòng đất và sẵn sàng phun trào lên mặt đất vào bất cứ lúc nào. Lượng dung nham này tạo nên cột khói khổng lồ, che phủ bầu trời và khiến cho Trái đất rơi vào tiểu băng hà.

Một nhóm các nhà địa chất mới đây đã phát hiện những đợt phun trào mạnh mẽ là do lượng dung nham chảy từ nơi sâu nhất Trái đất đến những lỗ hổng nằm gần bề mặt.

Bằng cách mô phỏng quá trình này, các chuyên gia nhận thấy những lỗ hổng lớn là chìa khóa để tạo nên các vụ phun trào kinh hoàng trên Trái đất.

Nhưng theo các chuyên gia đến từ trường Đại học Cardiff, những lỗ hổng này phải mất hàng triệu năm để hình thành. Đó là lý do những vụ “siêu phun trào” rất hiếm khi xảy ra.

Điều đáng lo ngại là siêu núi lửa Yellowstone đã hai lần gây ra siêu phun trào, lần lượt cách đây 1,2 triệu năm và 640.000 năm trước. Như vậy, siêu núi lửa này hoàn toàn có thể đe dọa đến nhân loại bất cứ lúc nào.


Siêu núi lửa Yellowstone có thể thức tỉnh bất cứ lúc nào, đe dọa gây ra tiểu băng hà.

Siêu núi lửa Yellowstone từng được đánh giá là 1 trong 4 "quả bom hẹn giờ" khủng khiếp nhất Trái đất.

Đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Wim Degruyter đến từ trường Đại học Cardiff nói: “Lượng dung nham bên dưới siêu núi lửa Yeallowstone có thể phun trào hoặc bị làm lạnh đến mức không còn có khả năng đe dọa sự sống trên Trái đất”.

“Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng, chìa khóa cho hiện tượng tích trữ dung nham là do chúng có thể duy trì nhiệt độ nhờ các lỗ hổng nằm sâu dưới bề mặt Trái đất. Các lỗ hổng này làm tăng nhiệt độ của lớp vỏ cho đến mức có thể tích trữ lượng lớn dung nham ngay bên dưới bề mặt”, Tiến sĩ Degruyter giải thích.

Lượng dung nham nóng chảy được cho là ẩn sâu dưới bề mặt Trái đất khoảng 45km và có thể phủ kín hẻm núi Grand Canyon 11,2 lần (tương đương 11.000 mét khối).

Cập nhật: 05/06/2017 Theo Dân Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video