Siêu thuyền lướt gần 150km/h trên sóng chỉ nhờ sức gió

Thuyền SP80 có hình dạng tựa như một con tàu vũ trụ, được chế tạo nhằm mục đích “lướt” thẳng vào sách kỷ lục thế giới.


Thiết kế cuối cùng của thuyền SP80. (Ảnh: SP80).

Nhóm phát triển vừa hé lộ bản thiết kế cuối cùng của một chiếc thuyền đặc biệt, được thiết kế nhằm đánh bại mọi kỷ lục thế giới về tốc độ của thuyền buồm. Nó có thể đạt vận tốc gần 150km/h chỉ với nguồn năng lượng duy nhất là sức gió. 

Ví chiếc thuyền này như một quả tên lửa phóng trên mặt biển, công ty SP80 có trụ sở tại Thụy Sĩ thông báo sẽ chính thức ra mắt sản phẩm vào cuối năm nay. Nỗ lực phá kỷ lục thế giới về tốc độ của thuyền buồm đầu tiên sẽ được thực hiện vào mùa hè năm 2023 tại Pháp.

Thuyền SP80 sẽ có kích thước lớn hơn mô hình ban đầu với chiều dài 10 mét và chiều rộng 7 mét. Nó sẽ được kéo lướt trên sóng bởi một chiếc diều khổng lồ.

Khoang điều khiển có đủ chỗ cho hai người. Một người điều khiển diều, trong khi người còn lại lái thuyền. Đây là sản phẩm thiết kế của một nhóm kỹ sư và sinh viên tại Viện Công nghệ Thụy Sĩ - những người đã kết hợp hài hòa giữa môn thuyền buồm, lướt ván diều với những nguyên lý về mặt kỹ thuật.

SP80 do Mayeul van den Broek, Xavier Lepercq và Benoit Gaudiot thành lập vào năm 2018. Công ty này hy vọng sử dụng công nghệ analog của mình để đạt tốc độ 148km/h, phá vỡ kỷ lục thế giới hiện tại là 121km/h do Paul Larsen và thuyền Vestas Sailrocket 2 thiết lập năm 2012.

Dù dự án đã kéo dài 4 năm, thuyền buồm của SP80 vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu. Con thuyền chạm nước lần đầu tiên vào đầu tháng 8 tại hồ Geneva, chịu được việc bị thuyền máy kéo với tốc độ 56km/h, vẫn còn kém xa so với mục tiêu 148 km/h mà nhóm dự án hướng tới.

Thuyền làm từ sợi carbon gia cố bằng Kevlar để tăng cường khả năng bảo vệ trong trường hợp va chạm. Hai người lái được trang bị đai an toàn, mũ bảo hiểm và mặt nạ dưỡng khí khẩn cấp.


Thiết kế thuyền buồm của SP80. (Ảnh: SP80).

Mọi chi tiết của thuyền được thiết kế nhằm đảm bảo nó sẽ không bay lên khỏi mặt nước mà chỉ lướt đi. Bên dưới thuyền là phần cánh ngầm nghiêng độc đáo giúp giữ thuyền ở trong nước khi chiếc diều phía trên kéo nó chạy với tốc độ tối đa.

"Thuyền có ba điểm tiếp xúc với nước: thân chính và hai phao bên. Ở phía sau, module năng lượng liên tục điều chỉnh lực hướng lên của diều (lực kéo thuyền lên), với lực cánh ngầm kéo nó xuống", Mayeul van den Broek, CEO của SP80, giải thích.

Cập nhật: 09/10/2023 Theo Báo Tin Tức/VnE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video