Sinh vật ăn thịt dài 47m dưới biển sâu

Phương tiện điều khiển từ xa ghi hình sinh vật kỳ lạ tạo thành từ hàng triệu bản sao nối liền nhau đang xếp thành hình xoắn ốc để bắt mồi.

Nhóm chuyên gia trên tàu nghiên cứu RV Falkor của Viện hải dương Schmidt (SCI) tại Mỹ phát hiện một loại siphonophore gọi là Apolemia, khi sử dụng phương tiện điều khiển từ xa (ROV) ở hẻm núi Ningaloo dưới biển phía tây Australia. Theo SCI, nhiều khả năng đây là mẫu vật lớn nhất thuộc loài này từng được ghi hình.


Siphonophore bao gồm hàng triệu bản sao nối liền với nhau.

Có hình sợi dài, siphonophore là nhóm sinh vật có họ hàng với sứa và san hô. Chúng không phải là một sinh vật đơn độc mà là tập hợp nhiều bản sao nhỏ gọi là zooid, mỗi zooid có nhiệm vụ riêng để góp phần vào cả quần thể. Nhờ laser SuBastian gắn trên ROV, các nhà khoa học ước tính vòng ngoài cùng của siphonophore có đường kính 15m, hé lộ cả tổ chức sinh vật dài khoảng 47 m, tương đương chiều cao tòa nhà 11 tầng.

Siphonophore là động vật săn mồi dưới biển sâu chuyên nằm rình con mồi không may tiếp xúc với tế bào chính ở một số bản sao. Theo Rebecca Helm, phó giáo sư ở Đại học Bắc Carolina, Asheville, siphonophore bao gồm hàng triệu bản sao nối liền với nhau. "Tôi đã tham gia vô số chuyến thám hiểm nhưng chưa bao giờ trông thấy bất kỳ thứ gì như thế này. Phần lớn quần thể siphonophore mà tôi từng gặp chỉ dài 20 cm, có thể là một mét. Nhưng sinh vật này quá đồ sộ. Không chỉ có kích thước lớn, cả quần thể đang bộc lộ hành vi săn mồi", Helm nói.

Helm cho biết cơ thể thuôn dài của một số bản sao tạo thành siphonophore có xúc tu dài treo lơ lửng như dây câu. Quần thể siphonophore xếp thành hàng dài tạo ra tấm lưới xúc tu dưới nước. Nhưng trong trường hợp này, chúng săn mồi theo hình xoắn ốc giống thiên với xúc tu dài bên dưới. Quần thể siphonophore không cần di chuyển để kiếm ăn. Mỗi khi một bản sao bắt được mồi như cá hoặc loài giáp xác, nó sẽ kéo mồi về phía các bản sao hoạt động giống chiếc miệng nuốt chửng thức ăn cùng lúc. Tiêu hóa xong con mồi, chúng truyền dưỡng chất qua đường ruột dài chạy dọc toàn bộ quần thể để mọi bản sao đều có thể sử dụng dưỡng chất. Bằng cách nay, siphonophore có thể ở yên một chỗ và kiếm ăn trong thời gian dài, Helm giải thích.

Dù tuổi của siphonophore rất khó xác định, Helm đoán quần thể trong video có thể hàng chục hoặc hàng trăm năm tuổi. "Mọi thứ dưới biển sâu phát triển vô cùng chậm. Nhiệt độ thấp hơn mức đóng băng vài độ và sự sống cần thời gian để sinh trưởng", Helm nói.

Cập nhật: 09/04/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video