Sinh vật tưởng chừng đã tuyệt chủng nhưng vẫn sống khỏe mạnh, 15 năm sau mới được "giải oan"

Có một loài cá từng bị cho là tuyệt chủng cách đây 15 năm, thế nhưng các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng nó vẫn sống khỏe mạnh trong tự nhiên chứ không hề tuyệt chủng.

Houting là một loài cá sống tại cửa sông Biển Bắc - vùng biển cổ nằm trên thềm lục điạ châu Âu. Loài cá này chính thức được xếp vào danh sách tuyệt chủng từ 2008 và nằm trong danh sách đỏ các loài bị đe dọa của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.

Houting còn được biết đến với tên gọi Latin là Coregonus oxyrinchus, đây là một loài cá nhỏ từng bơi ở sông suối khắp châu Âu trước tin đồn nó bị tuyệt chủng.


Cá Houting là loài cá nhỏ từng bơi ở sông suối khắp châu Âu trước tin đồn nó bị tuyệt chủng.

Vào giữa thế kỷ 20 khi nghề cá phát triển và môi trường cũng ghi nhận nhiều sự thay đổi, Houting không còn xuất hiện thường xuyên ở các con sông như trước đó. Chính vì điều này mà nhiều người cho rằng cá Houting đã tuyệt chủng. IUCN sau đó đã xếp loài cá này vào danh sách tuyệt chủng mà phải đến 15 năm sau các nhà khoa học đã phải chứng minh rằng nó sai lầm.

Gần đây các nhà nghiên cứu từ Đại học Amsterdam Hà Lan và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London đã trích xuất DNA từ nhiều mẫu cá Houting được bảo tồn trong bảo tàng có niên đại lên tới 250 năm tuổi. Tiếp theo, họ so sánh DNA của những con cá Houting trong bảo tàng này với DNA từ nhiều loài anh chị em của nó hiện đang tồn tại, trong đó có loài cá trắng châu Âu (Coregonus lavarretus).

Các kết quả cho thấy hầu như không có sự khác biệt nào giữa chúng. Chúng giống nhau về mặt di truyền đến mức có thể coi là một phần của cùng một loài. Trong kết luận nghiên cứu khoa học vừa được công bố trên tạp chí BMC Ecology and Evolution, các nhà khoa học đã mô tả cách họ phân lập DNA ty thể từ cá.

 
Cá Houting và cá trắng châu Âu có ADN giống nhau đến bất ngờ.

Cuối cùng, tất cả các mẫu của loài cá Houting được kiểm tra đều xếp vào cùng nhóm với cá trắng châu Âu (Coregonus lavarretus).

"Cá trắng châu Âu khá phổ biến ở Tây và Bắc Âu, cả ở sông hồ nước ngọt, cửa sông và biển. Bởi vì chúng tôi không tìm thấy sự khác biệt về loài giữa loài cá Houting trong quá khứ và cá thịt trắng châu Âu ngày nay, nên chúng tôi không coi loài cá Houting này đã tuyệt chủng", tác giả của nghiên cứu này Rob Kroes thuộc Đại học Amsterdam cho hay.

Lội ngược lại thời gian, vậy tại sao con người lại lầm tưởng rằng cá Houting bị tuyên bố tuyệt chủng?

Rob Kroes giải thích: "Thường xảy ra sự nhầm lẫn về việc một số loài động vật có phải là cùng một loài hay không. Đặc biệt là cá. Chúng thường có nhiều biến đổi về đặc điểm hình thái trong một loài. Trong trường hợp này hai loài cá trên hoàn toàn không phải là một, chúng mang ngoại hình khác nhau. Thế nhưng ADN của chúng lại giống nhau hết đến bất ngờ, có thể vì môi trường sông không còn phù hợp với chúng và chúng cần một môi trường mới để sinh sống".

Cập nhật: 02/02/2024 SHTT&TT
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video