Sóc đất và cầy mangut "bắt nạt" rắn hổ mang

Trong cuộc đụng độ hiếm hoi, sóc đất và cầy mangut hợp lực để đuổi rắn hổ mang nhằm bảo vệ con non.

Cảnh tượng sóc đất và cầy mangut kịch chiến với rắn hổ mang Nam Phi trong công viên Kgalagadi Transfrontier lọt vào ống kính máy quay của khách tham quan Lara De Matos, Latest Sightings hôm 2/8 đưa tin. Matos cùng chồng bắt gặp cảnh tượng này trong lúc dùng bữa trưa ở khu cắm trại Nossob.

Âm thanh náo động gần bể bơi thu hút sự chú ý của Lara và chồng cô. Họ bắt gặp những con sóc đất lao vọt ra khỏi hang để chặn đầu rắn hổ mang lăm le tới gần. Cặp đôi nhanh chóng lấy camera để quay lại cảnh tượng. Theo Lara, sóc đất rất kiên trì, chúng thay phiên nhau chặn đầu và phân tán sự chú ý của rắn hổ mang từ nhiều góc khác nhau. Đó là cuộc chiến sinh tồn và đàn sóc biết con rắn là mối đe dọa lớn đối với sóc non ẩn náu trong hang.

"Những con sóc thay phiên nhau tấn công rắn hổ mang từ nhiều hướng. Đột nhiên, một con cầy mangut xuất hiện và tiếp nhận nhiệm vụ. Đàn sóc đất nghỉ ngơi và đứng bên cạnh quan sát cầy mangut vừa tự vệ, vừa tấn công", Matos kể lại.


 Đàn sóc đất đang cố gắng xua đuổi rắn hổ mang tránh xa các hang dưới đất.

Một lát sau, cầy mangut rút lui còn đàn sóc tiếp tục gây khó dễ cho rắn hổ mang, Mantos cho biết. Cuối cùng, khi cầy mangut trở lại với cuộc tấn công, rắn hổ mang quyết định nên rời đi. Đàn sóc đất và cầy mangut đi theo để đảm bảo nó rời đi êm đẹp mà không gây thêm rắc rối.

Rắn hổ mang Nam Phi (Naja nivea) là loài rắn độc nguy hiểm có kích thước trung bình. Nọc của chúng chứa độc tố thần kinh mạnh và có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ thần kinh và tim. Con mồi của chúng rất đa dạng, gồm rắn, động vật gặm nhấm, thằn lằn, chim và xác thối.

Cầy mangut là động vật ăn thịt nhỏ chủ yếu sinh sống ở châu Phi, nhưng cũng phân bố ở phía nam châu Á và châu Âu. Chúng nổi tiếng với những màn tấn công táo bạo nhằm vào các động vật lớn hơn, thường săn thằn lằn, côn trùng và rắn độc. Theo New Scientist, cầy mangut tránh đòn của rắn bằng cách di chuyển rất nhanh. Chúng không bị ảnh hưởng bởi nọc độc rắn do có các thụ thể acetylcholine đặc biệt miễn dịch với chất độc trong nọc.

Cập nhật: 08/11/2024 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video