Sông băng Nam Cực đang mỏng đi với tốc độ báo động

Các nhà khoa học cho biết, sông băng khổng lồ tại Nam Cực đang ngày càng mỏng đi. Sông băng quanh đảo Pine ở Tây Nam Cực với kích thước bằng 2 lần Scotland, đang bị tan chảy với tốc độ nhanh gấp 4 lần so với một thập kỉ trước.

Kết quả nghiên cứu công bố trên tờ Geophysical Research Letters cũng tiết lộ rằng hiện tượng tan chảy băng giờ đây xuất hiện cả ở phần lõi khối băng. Với tốc độ này, các nhà khoa học ước tính phần chính của tảng băng sẽ biến mất chỉ sau 100 năm nữa, sớm hơn 6 lần so với tính toán trước đây.

Sông băng đảo Pine nằm ở vị trí khó tiếp cận nhất của Nam Cực – cách căn cứ nghiên cứu gần nhất tới 1.000 km – và từng bị giới khoa học lãng quên trong thời gian dài. Giờ đây, các nhà khoa học đã theo dõi sự phát triển của sông băng nhờ các phép đo đạc từ vệ tinh suốt 15 năm qua.

“Việc sông băng đảo Pine ngày càng mỏng đi là mất cân bằng lớn nhất trong giới băng quyển ngày nay, và chúng ta có lẽ vẫn chưa biết đến vấn đề này nếu không có sự trợ giúp của các thiết bị vệ tinh,” giáo sư Andrew Shepherd, giảng viên khoa Môi trường và Trái đất thuộc đại học Leeds, đồng thời là thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.

Sông băng quanh đảo Pine ở Tây Na m Cực. (Ảnh: © Đại học Leeds)

“Việc thu thập dữ liệu đo đạc liên tục trong 15 năm qua đã giúp xác định được những thay đổi rõ rệt cũng như những thay đổi ngấm ngầm trong băng mà trước đây chúng ta không hề biết đến,” ông nói thêm.

Nhóm khoa học tin rằng sự co lại của các sông băng trong khu vực này bắt nguồn từ hiện tượng ấm lên của các đại dương bao quanh, mặc dù còn quá sớm để liên hệ xu hướng này với hiện tượng Trái đất nóng lên.

Diện tích bị ảnh hưởng bởi việc sông băng tan chảy hiện đã lên tới 5.400 km2, một diện tích đủ lớn để gây ra những tác động xấu ngang ngửa việc mực nước biển dâng lên trên toàn thế giới.

“Do sông băng đảo Pine chứa đủ băng để làm tăng gấp đôi tốc độ dâng lên của nước biển trong thế kỉ 21 theo tính toán của IPCC nên giờ đây giới khoa học đang rất quan tâm tới những diễn biến tiếp theo của dòng sông băng này,” giáo sư Shepherd nói.

Nghiên cứu được tài trợ kinh phí bởi Hội đồng Nghiên cứu Môi trường Tự nhiên vương quốc Anh.

G2V Star (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video