Sóng thần tại Nhật hình thành như thế nào?

Động đất và sóng thần tại Nhật Bản hôm 11/3 xuất hiện sau khi mảng địa tầng Thái Bình Dương xô mảng kiến tạo Bắc Mỹ lên phía trên.


Miền bắc Nhật Bản nằm ngay phía trên rìa phía tây của mảng địa tầng Bắc Mỹ
(North American Plate)và gần mảng địa tầng Thái Bình Dương (Pacific Plate).


Trong một khu vực được gọi là "rãnh Nhật Bản" (Japan TRench), mảng kiến tạo
Thái Bình Dương (Pacific Plate) dịch chuyển về phía tây khoảng 8 cm mỗi năm.


Cơn địa chấn hôm 11/3 là kết quả của sự va chạm giữa hai mảng địa tầng ở đường
đứt gãy. Mảng địa tầng Thái Bình Dương đâm mạnh xuống phía dưới mảng địa tầng
Bắc Mỹ và đẩy mảng Bắc Mỹ lên phía trên.


Sự dịch chuyển lên phía trên của mảng địa tầng Bắc Mỹ khiến một lượng nước khổng
lồ phía trên nó trồi lên với sức mạnh khủng khiếp.


Từ tâm chấn của động đất, năng lượng của nước lan tỏa ra mọi hướng. Những con
sóng dưới đáy đại dương có bước sóng khá lớn trong khi chiều cao lại thấp nên
chúng có thể lan truyền với tốc độ 900 km/h.


Khi sóng tới gần bờ, địa hình dốc dưới đáy biển khiến chiều cao của sóng tăng. Sóng
cao ngất tràn lên bờ vì lượng nước và năng lượng khổng lồ dồn đẩy chúng từ phía sau.


Sóng thần có độ cao từ 6 m trở lên ập vào bờ biển phía đông bắc Nhật Bản và cảnh
báo sóng thần được ban bố tới tận nước Mỹ và Nam Mỹ.

Theo Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video