SpaceX phóng vệ tinh lần thứ 3 chỉ trong vòng... 2 tuần

Mọi sự chú ý trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ đang hướng đến SpaceX của Elon Musk với sự kiện phóng tên lửa Falcon 9 tại Trung tâm vũ trụ Kennedy của NASA ở Cape Canaveral, bang Florida, Mỹ.

Theo TheVerge, đây cũng là lần đầu tiên Falcon 9 thực hiện nhiệm vụ phóng vệ tinh thông tin truyền thông của Intelsat lên quỹ đạo cao của Trái Đất. Và đây sẽ là lần phóng thứ 3 chỉ trong vòng 2 tuần.


Hình ảnh từ webcast trực tiếp phóng vệ tinh Intelsat 35e bằng Falcon 9.

Trước đó, SpaceX đã thực hiện 2 lần phóng gần đây nhất vào ngày 23/06/2017 tại Trung tâm vũ trụ Kennedy với nhiệm vụ đưa vệ tinh BulgariaSat-1 nặng 3.669kg lên quỹ đạo và vào ngày 25/06/2017 tại Căn cứ không quân Hoa Kỳ Vandenberg, bang California với nhiệm vụ Iridium-2, đưa một số vệ tinh của công ty Iridum lên quỹ đạo thấp. Và cả hai lần Falcon 9 đều thực hiện thành công nhiệm vụ phóng vệ tinh và hạ cánh trên bệ đáp.


Video toàn cảnh SpaceX phóng và hạ cánh thành công tên lửa đẩy trong nhiệm vụ Iridium-2.

Không giống như những lần phóng gần đây của SpaceX, lần phóng này Falcon 9 sẽ không hạ cánh. Sự thay đổi này là do khối lượng và quỹ đạo của vệ tinh được phóng. Vệ tinh Intelsat 35e, nặng hơn 13.000 pound (khoảng 5.897kg), là vệ tinh nặng nhất mà SpaceX từng phóng. Đồng thời, vệ tinh sẽ được phóng vào quỹ đạo cao của Trái Đất, nằm ở quỹ đạo địa tĩnh (cách Trái Đất hơn 35.000km). Do 2 yếu tố này mà Falcon 9 sẽ phải tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn để đưa vệ tinh đến đích, vì vậy, sẽ không có đủ nhiên liệu để điều khiển tên lửa này hạ cánh trên bệ đáp.

Và nếu SpaceX phóng thành công trong tuần này, đó sẽ là lần phóng thành công thứ ba của công ty chỉ trong vòng chưa đến 2 tuần. Chắc chắn, công ty sẽ tạo được ấn tượng rất lớn hơn bất kỳ công ty nào khác trong ngành hàng không vũ trụ. Nhưng đây mới chỉ là nhiệm vụ phóng thứ 10 của công ty trong năm nay, và lúc này mới chỉ là tháng Bảy. Năm ngoái, công ty đã thực hiện thành công 8 lần phóng. Chắc hẳn, con số này trong năm nay sẽ còn tăng lên nhiều hơn nữa.

Mặc dù, SpaceX sẽ không hạ cánh tên lửa Falcon 9 trong lần phóng này, nhưng SpaceX đã đạt được thành công "rất khó để phá vỡ" với việc tái sử dụng tên lửa trong năm nay. Với 9 nhiệm vụ phóng trong năm nay, công ty đã tái sử dụng thành công 7 lần tên lửa này và tất cả đều hạ cánh thành công trên các bệ đáp của công ty ở ngoài khơi bang Florida (Mỹ) hoặc một trong hai bệ đáp khác trên biển. Và tính đến thời điểm hiện tại, công ty đã có 13 lần hạ cánh thành công trên bệ đáp.

Ở lần phóng này, SpaceX không tái sử dụng tên lửa Falcon 9 mà sẽ sử dụng một tên lửa Falcon 9 mới. Nhưng SpaceX dự kiến sẽ cố gắng tái sử dụng thêm 6 lần nữa loại tên lửa này trong năm nay, nhằm đạt được mục tiêu cắt giảm chi phí cho việc phóng các thiết bị vào không gian.

Nhiệm vụ phóng vệ tinh của Intelsat dự kiến bắt đầu vào Chủ Nhật lúc 7:37 PM giờ ET (tức khoảng 0:37 giờ GTM, tại Việt Nam khoảng 7:37 AM, thứ Hai), và sẽ cất cánh vào 8:35 PM giờ ET. Tuy nhiên, chỉ còn 9 giây trước khi phóng, nhiệm vụ đã bị hoãn lại sau khi hệ thống máy tính phát hiện một vài thứ bất ổn. Thật không may cho SpaceX của Elon Musk, nhưng đây mới chỉ là lần thử đầu tiên. Và lần thử tiếp theo sẽ được thực hiện vào ngày kế tiếp. Nếu vệ tinh Intelsat 35e được phóng lên, vệ tinh này cùng với 3 vệ tinh khác của Intelsat sẽ làm nhiệm vụ quan sát bao phủ châu Mỹ, châu Âu, và châu Phi.

Với những tuyên bố trước đây của mình về việc tái sử dụng tên lửa đẩy, thực hiện các lần phóng liên tiếp chỉ trong thời gian ngắn, và giảm chi phí phóng, Elon Musk đã và đang thực hiện chúng rất nghiêm túc. Điều này, hứa hẹn, sẽ thúc đẩy ngành công nghệ hàng không vũ trụ lên một bước tiến mới. Và có lẽ kỷ nguyên du lịch không gian với tàu vũ trụ của SpaceX sẽ không còn xa.

Cập nhật: 04/07/2017 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video