Sự bùng phát của côn trùng giúp chống lại thảm họa tự nhiên

Các nhà khoa học đã giải oan cho những loài côn trùng về việc tàn phá cây rừng hiện nay.

Trong khi chính quyền Hoa Kỳ đang đau đầu với nạn dịch côn trùng bùng phát với số lượng lớn, tàn phá hàng triệu cây cối rừng rậm ở vùng Tây Bắc nước Mỹ thì các nhà khoa học lâm nghiệp đến từ Đại học Vermount (Hoa Kỳ) đã tìm thấy một lợi ích bất ngờ của hiện tượng này: dịch côn trùng đã làm giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng của cháy rừng.

Nghiên cứu này hoàn toàn trái ngược với những nghiên cứu trước đó của các nhà khoa học về lĩnh vực này.

"Điều này thật đáng ngạc nhiên", theo lời Garrett Meigs, giáo sư lâm nghiệp của đại học Vermount, tác giả chính của cuộc nghiên cứu này cho biết. "Cháy rừng và dịch côn trùng đã tăng lên nhanh chóng trong những thập kỷ gần đây. Điều này khiến cho một số nhà khoa học khác cố gắng liên kết hai hiện tượng này với nhau".


Cháy rừng ở các khu vực từng trải qua nạn côn trùng sẽ có mức độ nghiêm trọng thấp hơn đáng kể so với các khu vực rừng thông thường.

Sau khi phân tích 81 vụ cháy rừng xảy ra trong hơn 25 năm qua, các nhà khoa học đồng thời đánh giá và nghiên cứu về mức độ nghiêm trọng của các vụ cháy rừng này sau những đợt bùng phát của côn trùng. Họ tập trung xem xét ở hai bang Oregon và Washington cùng với mối liên hệ với hai loại côn trùng là bọ ăn cây thông núi và bọ ăn cây vân sam.

Các nhà nghiên cứu sẽ đo đạc mức độ nghiêm trọng bằng cách đánh giá diện tích thảm thực vật bị mất đi nhờ sử dụng hình ảnh vệ tinh chụp trước và sau khi cháy rừng xảy ra.

Kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy rằng, cháy rừng ở các khu vực từng trải qua nạn côn trùng sẽ có mức độ nghiêm trọng thấp hơn đáng kể so với các khu vực rừng thông thường. Điều này vẫn đúng bất kể quy mô cháy và mức độ khô hạn có như thế nào đi nữa.

"Dịch côn trùng và cháy rừng sẽ vẫn còn tiếp tục gia tăng trong tương lai vì thay đổi khí hậu. Nhưng nghiên cứu này sẽ giúp chúng tôi cải thiện công tác quản lý rừng và hiểu rõ hơn nữa các mối liên hệ trong tự nhiên", theo lời của giáo sư Garrett Meigs nói.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, hiện tượng này có thể được giải thích bằng hiệu ứng "tỉa thưa". Điều này xảy ra khi côn trùng giết chết một số cây và để lại một số cây khác tồn tại. Khi đó mật độ rừng sẽ giảm xuống, làm suy yếu mức độ nghiêm trọng của đám cháy.


Khung cảnh hoang tàn sau một vụ cháy rừng nghiêm trọng. (Nguồn ảnh: infonet).

Tuy nhiên, vẫn có một số nhà khoa học khác giữ vững quan điểm rằng, côn trùng làm trầm trọng hơn hậu quả của cháy rừng. Nếu có sự bùng phát dịch bọ ăn vỏ cây, sẽ có rất nhiều cây bị chết. Gỗ cây khô sẽ là nguyên nhân tiềm tàng tạo ra những trận hỏa hoạn với quy mô lớn.

Thường thường những con cái đục thủng cây trước, tiếp theo là con đực. Sau khi giao phối, cả hai đều đào một đường hầm trứng chạy song song với thớ gỗ. Khi những con ấu trùng nở ra ở ngay bên dưới vỏ cây phía ngoài, chũng sẽ ăn thẳng góc với những đường hầm mà chúng đục chung quanh thân cây, cắt đứt những chất dinh dưỡng di chuyển qua các sợi vỏ (libe) và giết chết cây. Những lá kim của cây chuyển sang màu đỏ, sau đó thành màu xám, và cuối cùng gió làm đổ thân cây đã chết.

Nhiệt độ mùa đông xuống còn âm 40 độ C từng giết chết các ấu trùng, nhưng nhiệt độ lạnh giá đó hiện giờ hiếm khi xảy ra vì biến đổi khí hậu. Và mùa hè ấm áp hơn đã giúp cho vài loại bọ cánh cứng hoàn tất chu kỳ sinh sản của chúng trong một năm thay vì hai năm, làm tăng nhanh tốc độ phát triển dân số.

Cập nhật: 05/05/2016 Theo khampha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video