Sử dụng điều hòa trong mùa hè như thế nào cho... khỏe?

Nhiệt độ của máy điều hòa giữ cho cơ thể không bị ra mồ hôi, đặc biệt là trẻ em, giúp hạn chế sự mất muối, mất nước của cơ thể. Nhưng chúng ta cũng nên biết cách sử dụng điều hòa thế nào để tránh những mặt có hại.

(Ảnh: b1d)

Trẻ khi chạy nhảy chơi đùa, người lớn làm việc ngoài trời nóng bức, mồ hôi đầm đìa đột ngột vào phòng điều hòa có nhiệt độ quá chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài môi trường dẫn đến hiện tượng thay đổi thân nhiệt nhanh chóng, người bệnh sẽ có cảm giác ớn lạnh, rùng mình, nổi da gà do hiện tượng co mạch ngoại vi và các lỗ chân lông ngoài da để giữ nhiệt.

Nếu cơ thể không điều chỉnh được, đặc biệt ở những người có sẵn các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, huyết áp thấp, tiểu đường, người vừa ốm dậy, trẻ nhỏ... có thể để lại hậu quả nặng nề như choáng, ngất, méo mặt do liệt dây thần kinh điều khiển cử động cơ mặt (vì dây này nằm rất nông) còn gọi liệt dây VII ngoại biên, tai biến mạch máu não... thậm chí tử vong.

Thông thường những người này thấy đau rát họng, khô họng, vài giờ sau xuất hiện sốt 38-39oC thậm chí lên tới 40oC, chảy nước mũi trong, ho, lúc đầu ho khan sau ho có đờm trắng loãng. Người có cơ địa dị ứng khi vào phòng điều hòa sẽ hắt hơi từng tràng, ngứa mũi, vùng chóp mũi ửng đỏ, đôi khi chảy nước mắt, ngạt tắc mũi hoàn toàn hoặc một phần tùy từng người bệnh. Đặc biệt có trường hợp cảm lạnh đột ngột do điều hòa.

Biểu hiện da toàn thân sờ rất lạnh, niêm mạc vùng mũi họng nhợt nhạt màu, tăng xuất tiết nhiều dịch trong, các cuốn mũi phù nề, có thể có màu tím nhạt. Trường hợp này nên tắt ngay điều hòa, đắp chăn ấm cho đến khi ra được mồ hôi, uống nước ấm, nếu có thể pha thêm chút gừng nướng càng tốt, dùng một số thuốc như babyplex, decolgen...

Nếu sau 2 ngày uống thuốc, các dấu hiệu trên không đỡ mà ngày một nặng lên như sốt kéo dài, nước mũi chuyển sang màu vàng xanh, ho tăng, có đờm đặc, đôi khi xuất hiện khó thở, nhất là ở trẻ nhỏ... cần được bác sĩ thăm khám để có chỉ định điều trị chính xác và kịp thời.

Dùng điều hòa không đúng là một trong những yếu tố thuận lợi để khởi phát bệnh viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm phế quản co thắt... Phòng tránh tác hại này bằng cách: để nhiệt độ điều hòa không chênh lệch nhiều với nhiệt độ môi trường (khoảng 4-5o). Tránh để luồng gió điều hòa thổi thẳng vào nơi nằm ngủ. Lau sạch mồ hôi trước khi vào phòng điều hòa. Để chậu nước trong phòng dùng điều hòa giúp tăng độ ẩm cho phòng.

Những người bắt buộc phải làm việc trong những phòng điều hòa trung tâm, nhiệt độ thấp nên mang theo áo khoác, áo dài tay khi làm việc tùy theo khả năng chịu đựng của mình.

Theo Sức khỏe & đời sống, Tuổi trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video