Sứ mệnh thu hồi đá sao Hỏa của Trung Quốc diễn ra suôn sẻ, NASA gặp khó

Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chiến thắng Mỹ trong bối cảnh NASA gặp khó trong sứ mệnh thu hồi mẫu vật từ sao Hỏa.

Theo SCMP, chi phí đến từ chương trình thu hồi đá sao Hỏa do NASA đảm nhiệm có thể vượt quá 10 tỷ USD, trong khi Trung Quốc nhiều khả năng trở thành quốc gia đầu tiên làm được điều này.

Nhận định này được đưa ra sau phiên họp diễn ra ở Bắc Kinh (Trung Quốc) với nội dung cập nhật diễn biến từ sứ mệnh thu thập đá ở sao Hỏa và đưa về Trái đất.


Zhurong - rover thám hiểm sao Hỏa đầu tiên của Trung Quốc. (Ảnh: CNSA).

Sun Zezhou, nhà thiết kế chính của tàu vũ trụ Thiên Vấn 1 (Tianwen-1), khẳng định Trung Quốc đã có tất cả các công nghệ quan trọng cần thiết cho sứ mệnh Thiên Vấn 3, và mọi thứ đang tiến triển suôn sẻ.

Được biết, tàu Thiên Vấn 1 từng giúp Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 2 sau Mỹ hạ cánh nhẹ nhàng xuống hành tinh Đỏ vào năm 2021.

Tuy nhiên cho đến nay, chưa có quốc gia nào thực hiện thành công việc lấy mẫu vật từ sao Hỏa. Trong bối cảnh đó, cả Mỹ và Trung Quốc đều đang nỗ lực để trở thành "người đi đầu".

Về phía Trung Quốc, Sun Zezhou cho biết các nhà khoa học của dự án đã sẵn sàng. Họ chỉ ra 2 thách thức lớn nhất để sứ mệnh Thiên Vấn 3 thành công.

Trong đó, bước đầu tiên là quá trình thu thập mẫu đá, rồi cất cánh từ bề mặt sao Hỏa. Bước tiếp theo là đưa viên nang chứa mẫu đã quay trở lại Trái đất.

"Tất cả các công đoạn đều yêu cầu tàu vũ trụ của chúng tôi phải cực kỳ thông minh ở cấp độ thiết kế hệ thống", Zezhou cho biết.

Cũng theo chuyên gia này, Trung Quốc ngày càng có nhiều khả năng trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện thành công sứ mệnh trả lại mẫu vật trên sao Hỏa, mặc dù Mỹ là quốc gia có lịch sử khám phá Hành tinh Đỏ lâu hơn.

Đó là bởi đối với Mỹ, mọi thứ dường như phức tạp hơn, khi sứ mệnh trả lại mẫu sao Hỏa (mang tên MSR) của họ đã liên tục bị trì hoãn. Cùng với đó, tổng chi phí của sứ mệnh đã tăng đáng kể từ mức 4 tỷ USD ban đầu, có khả năng sẽ vượt qua 10 tỷ USD.

Vào tháng 2, Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực ở Pasadena, California - đơn vị phụ trách sứ mệnh MSR - đã sa thải 8% nhân viên. Cùng với đó, toàn bộ sứ mệnh khoa học của đơn vị có thể bị Quốc hội Mỹ cắt giảm chi phí, đặc biệt là cho dự án MSR.

Bất chấp sự chậm trễ và không chắc chắn, các nhà khoa học vẫn hy vọng rằng chương trình MSR sẽ thành công, vì các địa điểm lấy mẫu của nó rất đa dạng và được lựa chọn cẩn thận để mang lại giá trị khoa học cao.

MSR được thiết lập để thu thập đá sao Hỏa, hiện đang được tàu thăm dò Perseverance của NASA thu thập ở miệng núi lửa Jezero. Sau đó, chúng được đưa trở lại Trái đất dự kiến vào khoảng năm 2031.

Trong khi đó, sứ mệnh Thiên Vấn 3 của Trung Quốc có thể sẽ hoàn thành mục tiêu sớm hơn 1 năm, tức năm 2030. Ngoài Thiên Vấn 3 và MSR, Ấn Độ và Châu Âu cũng sẽ sớm triển khai sứ mệnh với đích đến là Hành tinh đỏ.

Cụ thể, tàu vũ trụ Mars Orbiter Mission 2 (Ấn Độ) và ExoMars Rosalind Franklin (Châu Âu) dự kiến sẽ được phóng vào các năm 2024 và 2028, dù không được thiết kế để lấy mẫu vật.

Cập nhật: 09/03/2024 Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video