Sự thật kinh hoàng về “mặt trăng thứ 3” của Trái đất

Kamo'oalewa, một "bán Mặt trăng" của Trái đất, có thể là một phần "cơ thể" đã mất của Mặt trăng.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà khoa học hành tinh Renu Malhota của Đại học Arizona (Mỹ) đã chỉ ra một cơ chế cho sự tồn tại đầy bí ẩn của Kamo'oalewa, một tiểu hành tinh kỳ lạ được phát hiện từ năm 2016.

Theo đó, Kamo'oalewa thật ra là một phần của vệ tinh chính thức duy nhất của Trái đất - thiên thể mang tên Mặt trăng - đã vỡ ra trong một vụ va chạm chưa được ghi nhận.


Ảnh đồ họa mô tả một tác động trên Mặt trăng, sự kiện đã tạo nên Kamo'oalewa - (Ảnh đồ họa: NASA).

Theo Space.com, kịch bản này giải thích cho những điều bí ẩn bủa vây Kamo'oalewa. Là một tiểu hành tinh, nó lẽ ra phải quay trên một quỹ đạo quanh Mặt trời, dù quỹ đạo này đôi khi đưa nó đến gần hành tinh của chúng ta.

Tuy nhiên, dường như Kamo'oalewa bị vướng mắc với Trái đất hơn là Mặt trời, và đang hoạt động như một "bán Mặt trăng" trên quỹ đạo, giống kiểu của "Mặt trăng thứ 2" 2023 FW13 vừa được phát hiện trong năm nay.

Ngoài ra, Kamo'oalewa có tuổi thọ kỳ lạ trong các mô hình dự đoán: Nó sẽ bám quanh địa cầu trong hàng triệu năm, thay vì chỉ vài thập kỷ như các vật thể "lỡ" bị lực hấp dẫn của Trái đất lôi kéo khác.

Sử dụng phương pháp quang phổ - đo các bước sóng cụ thể của ánh sáng được hấp thụ và phát ra bởi các nguyên tố hóa học, các nhà khoa học nhận ra điều bất thường: đặc tính hóa học của Kamo'oalewa gần giống với Mặt trăng.

Thành phần đó chính là lời gợi ý cho thấy nó là một phần của Mặt trăng.

Phát hiện này mang tới nhiều giá trị khoa học.

  • Thứ nhất, điều này khiến Kamo'oalewa thành một "hóa thạch" tiết lộ về cách mà tiểu hành tinh có thể lấy đi một phần của Mặt trăng, giúp hoàn thiện mảnh ghép về lịch sử của vệ tinh này.
  • Thứ hai, hiểu biết về Kamo'oalewa sẽ giúp các nhà khoa học có thêm dữ liệu về các vật thể gần Trái đất nói chung, những thứ thường có một xác suất nhỏ va chạm với chúng ta, từ đó giúp hoàn thiện các sứ mệnh phòng thủ Trái đất.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications Earth & Environment.

Cập nhật: 26/10/2023 NLĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video