Sự thật “trần trụi” về những sinh vật huyền bí

Nhật ký hành trình của Christopher Columbus kể lại, năm 1493 ông đã có dịp chạm trán 3 nàng tiên cá khi đi ngang qua biển Haiti. Nhưng thất vọng thay, “họ không đẹp như mô tả trong truyền thuyết”. Các nhà khoa học thời nay cho rằng, rất có thể hồi ấy Columbus đã nhìn nhầm... lợn biển - một sinh vật gần giống hà mã chân chèo.

Để minh chứng cho lập luận này, Viện bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ đã giúp người xem chứng kiến tận mắt những hình ảnh chồng xếp lên nhau bằng kỹ thuật số: hình ảnh người cá đặt lên trên lợn biển có những nét tương đồng và khác biệt như thế nào, Columbus và đoàn thủy thủ vì thế đã bị nhẫm lẫn ra sao....

Với tựa đề “Sinh vật huyền bí: Rồng, Ngựa một sừng và Người cá”, triển lãm mới nhất hiện đang trưng bày tại Bảo tàng giúp người xem tìm về nguồn gốc đích thực của những sinh vật huyền thoại nổi tiếng. Tại đây, khách tham quan có thể sờ tận tay chiếc sừng của kỳ lân biển - hàng trăm năm qua vốn luôn được người dân châu Âu dành niềm tin đó là chứng tích tồn tại của Ngựa một sừng.


Hình điêu khắc nàng tiên cá của Warren Gould Roby, người Mỹ
giữa những năm 1825-1850 (Ảnh: LiveScience)

Hay cũng có thể ngắm nhìn chiếc đầu lâu mỏ khoằm của con khủng long thời tiền sử hoang sơ - một sinh vật mà cho đến nay, xưong hóa thạch của nó vẫn nằm rải rác khắp sa mạc Gobi, để đến nỗi các lái buôn qua vùng này phải nhầm lẫn đó là di hài của griffin - quái vật sư tử đầu chim luôn có mặt trong các truyền thuyết Ai Cập cổ.

Ngoài trưng bày hình mẫu, triển lãm “Sinh vật huyền bí” còn đưa ra lý giải thuyết phục vì sao cùng một sinh vật nhưng lại xuất hiện trong nhiều câu chuyện cổ, ở nhiều quốc gia khác nhau và tại nhiều thời điểm khác nhau.

Điển hình là người cá. Những mỹ nhân biển cả này vốn là sản phẩm tưởng tượng của thủy thủ châu Âu. Khi họ cập bến các cảng biển trên khắp thế giới, hình ảnh một sinh vật nửa người nửa cá cũng được dịp “phát tán” theo, không những thế còn được thêu dệt cùng với tín ngưỡng riêng của mỗi vùng miền.


Rồng, Ngựa một sừng và Người cá - 3 sinh vật huyền bí nổi tiếng nhất và
gây nhiều tranh cãi nhất (Ảnh: LiveScience)

Cũng tại đây lần đầu tiên một sinh vật huyền thoại của Nhật Bản chính thức ra mắt, đó là Kappa - yêu tinh da xanh mặt khỉ thích ăn thịt trẻ con và khoái món... dưa chuột. Kappa chỉ sống trong ao tù, thi thoảng mới bò lên mặt đất. Sức mạnh của Kappa tiềm ẩn trong nước ao chứa trong cái đầu tròn ủng như cái bát.

Ban đêm mà gặp Kappa, cách tốt nhất là cúi đầu chào nó thật nghiêm chỉnh. Khi đó, Kappa cúi đầu chào lại, nước ao trong đầu bị đổ ra ngoài, sức mạnh tan biến buộc nó phải vội vã chuồn một mạch về ao.

Thêm một câu chuyện nửa hư nửa thực khác được truyền miệng qua các thế hệ của Marco Polo - công ty tơ lụa nổi tiếng và lâu đời thế giới, rằng Thành Cát Tư hãn hồi còn sống luôn mang theo bên mình chiếc lông vũ của chim Roc - một loài chim khổng lồ vốn chỉ tồn tại trong truyền thuyết chuyên săn thịt voi.

Tuy nhiên chính ông Henry Yule - người đại diện của Polo cũng tỏ ý nghi ngờ rằng lông chim Ric chỉ đơn thuần là một chiếc lá cọ không hơn.


Chupacabra có nghĩa là "ống hút dê", tiếng Tây Ban Nha gọi nó như một con
ma cà rồng chuyên hút máu người (Ảnh: LiveScience)

Thùy Vân

Theo LiveScience, Dân trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video