Sự thật về chim bồ câu luôn mang "vết thương giữa ngực"

Loài chim bồ câu đặc hữu ở đảo Luzon, Philippines luôn gây chú ý vì có bộ ngực đỏ tươi như mang vết thương trái tim chảy máu.

Gallicolumba luzonica, tên khoa học của loài chim bồ câu đặc hữu ở đảo Luzon ở Philippines. Đây là một loài chim bồ câu rất nhút nhát, sở hữu bộ lông khác lạ nên nhanh chóng gây sự chú ý.


Chim bồ câu Gallicolumba luzonica.

Trên bộ ngực trắng của chim bồ câu có một mảng màu đỏ tươi giống như vết thương đang chảy máu. Phần lông màu đỏ nhạt kéo dài xuống bụng làm tăng thêm ảo giác máu đang chảy xuống phía ngực của bồ câu. Con chim bồ câu đực có mảng màu đỏ sáng hơn. Khi tán tỉnh, nó sẽ xù lông phồng ngực để làm nổi bật phần màu đỏ.

Gallicolumba luzonica có đuôi ngắn, chân dài, và đôi cánh màu xám xanh nhạt, đầu có những chiếc lông màu đen nhưng vì lông óng ánh nên trông nó giống màu tím, xanh lá cây, màu sắc thay đổi theo điều kiện ánh sáng.


Chim bồ câu có đeo số để theo dõi nghiên cứu.

Cổ họng, ức và các bộ phận dưới của chúng có màu trắng, và những chiếc lông màu đỏ nhạt hơn bao quanh mảng màu đỏ trên ngực. Chim bồ câu 'trái tim chảy máu' đực và cái có ngoại hình khá giống nhau, rất khó để phân biệt được.

Chim bồ câu có "trái tim chảy máu" Luzon dành phần lớn thời gian mặt đất để kiếm hạt, quả mọng và côn trùng nhỏ trong lớp lá. Nó chỉ rời khỏi mặt đất và bay lên cây khi cần nghỉ ngơi hay ngủ. Những chiếc tổ thường được xây trên cây thấp hoặc trong bụi rậm, cây leo, cách mặt đất không xa.


Phần lông màu đỏ tươi ở giữa ngực giống như vết thương giữa ngực.

Gallicolumba luzonica là một loài chim rất nhút nhát, thích nơi yên tĩnh và khó quan sát trong môi trường sống tự nhiên. Chúng được tìm thấy ở ba hòn đảo thuộc phía bắc Philippines, bao gồm Luzon, nơi có nhiều quần thể sống biệt lập, đảo Polillo, nơi có một quần thể rất nhỏ mới được phát hiện gần đây.

Loài này sinh sống ở rừng nguyên sinh hoặc rừng thứ sinh, có thể tìm thấy ở các mức độ cao khác nhau từ mực nước biển lên đến 1400 mét.

Tuy nhiên, số lượng loài chim này đang suy giảm ở mức độ vừa phải do mất môi trường sống và bị chia cắt do nạn phá rừng lấy gỗ và mở rộng đất nông nghiệp. Hơn nữa, người dân địa phương thường săn bắt, bẫy loài chim để sử dụng làm vật nuôi.

Cập nhật: 07/01/2021 Theo infonet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video