Sự thật về công nghệ tàu ngầm Trung Quốc

Các nhà phân tích phương Tây nhận định, Bắc Kinh đã có nhiều tiến bộ trong công nghệ tàu ngầm nhưng việc chưa làm chủ được động cơ khiến họ vẫn tụt hậu.

Tìm hiểu về công nghệ chế tạo tàu ngầm của Trung Quốc

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đầu tư rất mạnh cho lĩnh vực đóng tàu trong nước, đặc biệt là công nghệ tàu ngầm. Mới đây, thủ tướng Sri Lankia cho biết nước này sẽ cho phép tàu ngầm Trung Quốc cập cảng của họ bất chấp những quan ngại từ phía Ấn Độ.

Từ Sri Lankia, tàu ngầm Trung Quốc có thể tiến hành các hoạt động do thám trên khắp Ấn Độ Dương - khu vực vốn được xem là "sân sau" của Ấn Độ.

Một số nhà phân tích đặt giả thuyết, phải chăng, Bắc Kinh đã tạo ra bước đột phá về công nghệ tàu ngầm để phục vụ cho tham vọng đại dương của nước này?


Tàu ngầm điện - diesel Type-039 của Trung Quốc. (Ảnh: Business Insider).

Bắc Kinh áp dụng chính sách bảo mật thông tin khá chặt chẽ nên giới quân sự nước ngoài có rất ít chi tiết về chất lượng tàu ngầm Trung Quốc. Tuy nhiên, bài báo đăng trên Nhân dân nhật báo vào ngày 26/4 đã cung cấp một số thông tin chi tiết về công nghệ tàu ngầm nước này, đặc biệt là động cơ không khí tuần hoàn độc lập (AIP). Theo bài báo, động cơ AIP do Viện 711 phát triển dựa trên động cơ Stirling của Thụy Điển.

Động cơ AIP do Viện 711 nghiên cứu và phát triển trong vòng hơn 10 năm. Hiệu suất của động cơ này đạt 117% so với Stirling của Thụy Điển. Trung Quốc đã nhập khẩu động cơ AIP từ Thụy Điển trong những năm 1980, phiên bản xuất khẩu của Stirling chỉ có công suất 75 kilowatt.

Sau đó Viện 711 đã tiến hành nghiên cứu, cải tiến và sản xuất động cơ AIP mới với công suất từ 160 đến 217 kilowat. Trong khi đó, theo Naval Technology, thế hệ tàu ngầm phi hạt nhân mới nhất Type-041 lớp Yuan có thể được trang bị 4 động cơ AIP. Như vậy, tổng công suất đạt từ 640 đến 868 kilowatt. Trong khi đó, tàu ngầm Kilo của Nga được trang bị một máy phát điện công suất 111 kW và 2 máy phát dự phòng công suất 76 kW.

Đánh giá về công nghệ tàu ngầm Trung Quốc, tờ Want China Times của Đài Loan cho rằng, tàu ngầm Trung Quốc lắp động cơ AIP có thể tạo ra bước đột phá lớn. Động cơ AIP giúp tàu hoạt động êm và lâu hơn dưới nước so với sử dụng pin lithium.

Vẫn tụt hậu


Tàu ngầm Type-039A lớp Yuan, loại tàu ngầm được cho là đã trang bị động cơ AIP. (Ảnh: Freewebs).

Nhận định về sức mạnh hạm đội tàu ngầm Trung Quốc, Văn phòng tình báo Hải quân Mỹ (ONI) cho rằng, đến năm 2020, Bắc Kinh có khả năng xây dựng lực lượng từ 69-78 tàu ngầm các loại. Trong đó, nòng cốt là các tàu ngầm tấn công phi hạt nhân lớp Yuan.

Sự tiến bộ về công nghệ tàu ngầm Trung Quốc là điều không thể phủ nhận, nhưng so với mặt bằng công nghệ của các nước lớn thì Bắc Kinh vẫn còn kém. Giáo sư Andrew Erickson, chuyên gia về động cơ thuộc Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ, trao đổi với Diplomat rằng, động cơ là “nút cổ chai” đối với công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.

Bắc Kinh gần như phụ thuộc hoàn toàn vào động cơ nhập khẩu từ nước ngoài, cụ thể là Đức để trang bị cho tàu ngầm nước này. Trung Quốc đang tiến hành nghiên cứu và phát triển động cơ AIP dựa trên Stirling của Thụy Điển nhập khẩu từ những năm 1980.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã sản xuất thành công động cơ AIP và hiệu suất như thế nào vẫn chưa được kiểm chứng. “Công nghệ luôn phát triển không ngừng, đặc biệt, động cơ AIP là công nghệ cực kỳ phức tạp, ngay cả khi bạn làm chủ được nó”, giáo sư Erickson nói.

Nhà phân tích Henry Holst thuộc Đại học Johns Hopkins, Mỹ, hoài nghi về khả năng trang bị động cơ AIP trên tàu ngầm của Trung Quốc. Ông nói với USNI News (tờ tin tức của Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ), các nước sản xuất tàu ngầm hàng đầu thế giới như Đức, Pháp, Thụy Điển đều phải kéo dài thân tàu khi trang bị thêm động cơ AIP.


Phần khoang chứa module động cơ AIP của một tàu ngầm phương Tây. (Ảnh: Klswatch).

Ví dụ, phiên bản tàu ngầm Agotta của Pháp xuất khẩu cho Pakistan phải kéo dài thân tàu từ 67 lên 76m để trang bị động cơ AIP MESMA. Tàu ngầm lớp Gotland của Thụy Điển phải thêm 8 mét để lắp động cơ AIP Stirling. Trong khi đó, chiều dài tàu ngầm lớp Yuan chỉ ở mức 65 m nên khả năng lắp động cơ AIP là rất thấp, ông Holst nhận định.

Ngoài ra, ông Holst cũng hoài nghi khả năng Trung Quốc có thể đạt được sự tiến bộ vượt bậc về tự động hóa cho phép giảm số lượng các thiết bị, tạo không gian cho động cơ AIP mà không cần kéo dài thân tàu.

Về công nghệ tàu ngầm hạt nhân, giáo sư Erickson nhận định, lò phản ứng hạt nhân trên các tàu ngầm của Trung Quốc vẫn kém xa so với phương Tây. Vị giáo sư cho rằng, công nghệ lò phản ứng của Bắc Kinh kém khoảng 3 thập kỷ so với phương Tây.

Về công nghệ điện tử hàng hải sử dụng trên tàu ngầm Trung Quốc, đặc biệt là hệ thống định vị thủy âm (sonar), giáo sư Erickson cho rằng, chưa có nhiều thông tin để đánh giá về công nghệ này. Những nỗ lực hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc không chuyển thành sự gia tăng về sức mạnh ngay lập tức.

“Rất nhiều hoạt động đang diễn ra với nhiều nỗ lực. Họ đã có thành tích, nhưng trong các lĩnh vực phức tạp phải cần thêm nhiều thời gian để những thành tích chuyển thành sự gia tăng sức mạnh thực tế. Họ đang ở rất xa trong sự hy vọng, họ đang tiến về phía trước nhưng đó là một con đường đầy chông gai”, giáo sư Erickson kết luận.

Theo Zing
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video