Sự thật về "hà mã Giáng sinh" bay gần Trái đất

Chú hà mã đá biệt danh "Christmas Hippo" đã có cú tiếp cận Trái đất gần nhất trong suốt 400 năm và lọt vào ống kính của các nhà thiên văn.

Chú hà mã đáng yêu thực ra là một tiểu hành tinh mang tên 2003 SD220, đã nhiều lần tiếp cận Trái đất. Theo ước tính của NASA, nó dài tới… 1,6km và sẽ là một đại thảm họa nếu chú hà mã này có ý định đáp xuống bất kỳ hành tinh nào.


Hà mã không gian do NASA chụp được - (ảnh: NASA).

Năm nay, nó tiếp cận với một khoảng cách gần nhất trong suốt 400 năm qua và ghé qua Trái đất ngay trong dịp Giáng sinh nên được đặt cho biệt danh "Christmas Hippo", tức "Hà mã Giáng sinh".


Ảnh mô tả quỹ đạo của chú hà mã.

Mã số 2003 SD220 của tiểu hành tinh hà mã được đặt theo năm người ta phát hiện ra nó (2003), tại Anderson Mesa Station, một đài thiên văn ở bang Arizona (Mỹ). Hà mã Giáng sinh thuộc nhóm tiểu hành tinh Aten, là một nhóm tiểu hành tinh có quỹ đạo gần Trái đất. Quỹ đạo của chú hà mã là 274 ngày.


Tháng 12/2021, chú hà mã sẽ ghé tiếp cận Trái đất lần nữa.

Nhìn từ Trái đất, chú hà mã nhìn có vẻ khá trơn tru nhưng thực chất nó sở hữu những sườn núi cao đến 100m. Qua các ống kinh thiên văn chuyên nghiệp có thể thấy các điểm lấp lánh, có thể là ánh phản chiếu từ các tảng đá cũng như các cụm có điểm tối, có thể là miệng núi lửa hoặc hố thiên thạch.

Theo các nhà khoa học Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA (JPL), ước tính chú hà mã gần Trái đất nhất vào ngày 22/12 với một khoảng cách đủ an toàn là 1,8 triệu dặm.

Cập nhật: 24/12/2018 Theo NLĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video