Sự thật về hiện tượng "kinh dị" khiến 18 triệu lượt người xem chỉ trong 5 giờ

Cùng tìm hiểu hiện tượng thiên nhiên thú vị cực hiếm này và đo độ tinh tường của bạn đến đâu.

Một đoạn video ngắn được phát trên Newsfeed vừa đây đã khiến cho dân mạng dậy sóng phải thốt lên sự kinh ngạc - khi chứng kiến hình ảnh 1 cơn lốc xoáy diễn ra trước mắt cùng sấm sét nổ đì đùng.

Cơn bão sấm sét được livestream trên Facebook trong vòng 5 tiếng, thu hút tới 18 triệu lượt xem. Nhiều người đã phải trầm trồ kinh ngạc vì độ hùng vĩ của một hiện tượng thiên nhiên có vẻ như rất lâu mới có một lần này.


Cơn bão lốc xoáy thu hút 18 triệu lượt xem.

Để không phải tò mò, hãy cùng xem thử cơn bão sét qua đoạn video đã được thu ngắn ngay dưới đây.

Đoạn video chỉ là fake...

Nhiều người khi xem đoạn video này đã nói rằng, đây thực sự là hình ảnh được cắt ghép bởi họ phát hiện ra khá nhiều chi tiết phi lý ở trong đoạn video.

Ví thử như vì sao chiếc ô tô ở góc trái đoạn video không di chuyển, hay như có tiếng sấm, sét đấy nhưng tia sét ở góc phải video chỉ hiển hiện và đứng đó mãi, không hề biến mất.


Nhiều người cho rằng hình ảnh này là cắt ghép.

Ngoài ra, nếu bạn tập trung nhìn vào 1 điểm sẽ thấy hình ảnh lặp đi lặp lại liên tục, âm thanh cũng có chu kỳ khoảng 10 - 15s xuất hiện 1 lần.

Bên cạnh đó, không ít comment ở phía dưới đoạn video không phải đang phát trực tiếp mà có bạn Mario Egeto đã xem cách đó 4 hôm hay đây chỉ là 1 đoạn video được lặp đi lặp lại nhiều lần mà thôi.


Nhiều comment cho rằng video này không phải đang phát trực tiếp.

Nhưng liệu đây có phải hiện tượng có thật không?

Câu trả lời là có! Và "quái vật bầu trời" chính là mỹ từ dành tặng cho hiện tượng Supercell này - 1 hiện tượng kỳ quái xuất hiện ở những cơn bão lớn có sức tàn phá nặng nề.

Đây là hiện tượng khá hiếm gặp khi các đám mây xoay thẳng đứng liên tục trong suốt một trận bão lớn kèm mưa đá, gió lớn và sấm sét.


Hiện tượng này có tên gọi là Supercell.

Supercell hình thành thông qua sự luân chuyển 1 dòng xoáy vô hình nằm ngang gây ra bởi lực cắt của gió.

Luồng gió mạnh hướng lên nâng không khí chuyển về một trục ngang và kết hợp không khí ở một trục thẳng đứng, điều này tạo thành luồng gió quay sâu tạo ra các cơn bão.

Điều kiện tiên quyết không thể thiếu được cho sự hình thành hiện tượng đáng sợ này chính là môi trường có áp suất đảo ngược.


Điều kiện không thể thiếu của hiện tượng này là môi trường có áp suất đảo ngược.

Nó sẽ tạo ra một luồng gió có sức mạnh, với không khí ẩm ở dưới và không khí lạnh hơn trên cao. Hơi nước trong không khí ngưng tụ lại hoặc chuyển thành tinh thể băng, nó giải phóng nhiệt, và làm tăng tốc độ xoáy cho cơn bão.


Điểm ấn tượng nhất của supercell đó chính là cơn mây lốc xoáy ở tầng thấp nhất.

Theo các chuyên gia, điểm ấn tượng nhất của supercell đó chính là cơn mây lốc xoáy ở tầng thấp nhất. Đó là nơi tốc độ gió đạt tới 148km/h, đủ để cuốn phăng mọi thứ trên đường nó đi qua.


Độ cao mà supercell đạt được là khoảng 10km.

Trong khi đó, độ cao mà supercell đạt được là khoảng 10km, độ bao trùm ảnh hưởng tới khí hậu trong vòng bán kính 32km. Hiện tượng này có thể kéo dài tới vài giờ đồng hồ, lại có khả năng "sinh sôi" ra nhiều cơn lốc xoáy khác, rất khó nắm bắt.


Hiện tượng này có thể kéo dài tới vài giờ đồng hồ.

Từ một cơn supercell lớn, nó có khả năng đi chệch khỏi quỹ đạo. Lúc ấy, nó có thể tách ra làm đôi, tạo thành hai cơn bão đi về hai phía đối nghịch.

Và một khi supercell đi qua, mọi thứ dường như trở thành "tận thế".

Video dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn rõ hơn về hiện tượng kỳ thú này:


Video ghi lại hiện tượng supercell diễn ra ở gần Booker, Texas (Mỹ).

Cập nhật: 29/07/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video